Nội dung chính Cau:
Cau gần gũi, thân thương với đời sống con người, các loài vật. Một loài cây đại diện cho đức tính ngay thẳng, lại vừa giúp ích, mang lại niềm vui, sự yêu thương cho đời.
Chia sẻ
Câu 1 trang 33 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Giải ô chữ:
Dựa vào gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hoàn thành các từ theo từng dòng.
Dòng 1: Nói * không sợ mất lòng. Dòng 2: Đói cho sạch, * cho thơm. Dòng 3: Thẳng như * ngựa. Dòng 4: Tre già. * mọc. Dòng 5: Giấy rách phải * lấy lề. Dòng 6: Ăn ngay nói *, mọi tật mọi lành. Dòng 7: Ngang bằng sổ *. Dòng 8: Danh * là điều quý nhất. Dòng 9: * ngay không sợ chết đứng. |
Trả lời:
Dòng 1: Thật
Dòng 2. RÁCH
Dòng 3. RUỘT
Dòng 4. MĂNG
Dòng 5. GIỮ
Dòng 6. THẬT
Dòng 8. DỰ
Dòng 9. CÂY
Từ theo hàng dọc là: TRUNG THỰC
Câu 2 trang 33 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Tim thêm một vài từ khác chứa tiếng đầu có âm và nghĩa giống tiếng đầu của từ vừa tìm được.
Mẫu: trung hậu
Trả lời:
Trung kiên, trung thành, trung bình, trung hiếu,…
Bài đọc
Cau
Đúng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
Muốn cao thì phải thẳng
(Bài học ở cây cau)
Thân bền khinh bảo tổ
Nhờ mưa nắng dãi dầu.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
Nơi cho mây dũng nghỉ
Để đi bốn phương trời
Nơi chim về ấp trứng
Nở những bài ca vui.
Tai lắng tiếng ríu ran
Thoảng thơm trong hơi thở
Chắc chim mới ra ràng
Ồ! Hoa cau đang nở
(ĐẶNG HẤN)
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Tìm các khổ thơ ứng với mỗi ý sau:
a) Tả hình dáng cây cau.
b) Nêu ích lợi của cây cau.
c) Thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau.
Trả lời:
a) Tả hình dáng cây cau: Khổ thơ 1.
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
b) Nêu ích lợi của cây cau: Khổ thơ 3.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
Nơi cho mây dũng nghỉ
Để đi bốn phương trời
Nơi chim về ấp trứng
Nở những bài ca vui.
c) Thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau: Khổ thơ 2.
Muốn cao thì phải thẳng
(Bài học ở cây cau)
Thân bền khinh bão tố
Nhờ mưa nắng dãi dầu.
Câu 2 trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Những từ ngữ nào tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người?
Trả lời:
Từ ngữ tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người: đứng, che, dáng, khiêm nhường, mảnh khảnh, da, bạc thếch, khinh, dãi dầu, tấm lòng, thơm thảo, thương yêu.
Câu 3 trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác?
Trả lời:
Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác: tấm lòng, thơm thảo, thương yêu, nơi, cho.
Câu 4 trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?
Trả lời:
Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói: Cau là người bạn gần gũi, chan hoà và có mặt trong hầu hết hoạt động đời sống của nhân dân ta. Cau thân thiện giúp ích cho con người rất nhiều.
Câu 5 trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Em học được điều gì ở bài thơ này về cách tả cây cối?
Trả lời:
Qua bài thơ này, em học được cách tả cây cối gần gũi, thiết thực, thông qua những ích lợi, công dụng của cây cối với đời sống con người, thiên nhiên. Dùng các biện pháp nhân hoá, gọi người để tả cho cây.
• Học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
Giaibaitap.me
1. Trình tự miêu tả trong bài văn sau có gì khác bài văn Cây si? 2. Trình tự miêu tả trong bài văn trên khác bài thơ Cau ở điểm nào?
1. Nghe và kể lại câu chuyện Chiếc ví. 2. Trao đổi về câu chuyện a) Em có suy nghĩ gì về tính cách của các nhân vật trong câu chuyện (nhà từ thiện, cậu bé, người trợ lí)? b) Qua câu chuyện, em thấy thái độ của người trợ lí đối với cậu bé thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
1. Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông? 2. Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?
1: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào? 2: Các sự vật trên và trăng, sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào? 3: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?