Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo

Soạn văn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 2. Hãy viết bài văn nghị luận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã học.

Văn bản: Phân tích tác phẩm Thế nào là sống trọn vẹn? (Theo Lâm Hoàng Phúc)

Câu 1: Người viết có quan điểm như thế nào về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học?

Lời giải: 

 Người viết đưa ra quan điểm về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:

- “đời sống là một cuộc chuyển hóa của cho và nhận, nhận và cho. Chúng ta không thể nào sống mà không kết nối với người khác. Tình cảm của chúng ta là kết quả của quá trình tương tác với đồng loại”

- “Chỉ cần tận tụy với lí tưởng cống hiến của mình, dù thành tự có nhỏ bé, bạn vẫn là người đã để lại cho cuộc sống một nền móng, một mảng nào đó của một thành tựu lớn lao”

Câu 2: Để làm rõ quan điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận điểm nào?

Lời giải: 

Để làm rõ quan điểm của mình, người viết đã đưa ra một loạt những luận điểm:

- “Sống trọn vẹn là biết cho đi, như việc dâng tặng “chiếc ly tràn đầy cuộc sống” của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ”

- “Sống trọn vẹn là kiên trì cống hiến, theo đuổi lý tưởng”

Câu 3: Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Phân tích một ví dụ để làm rõ.

Lời giải: 

Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp, bổ sung ý nghĩa cho lẫn nhau. Luận điểm là tiền đề để phát triển các lý lẽ, bằng chứng và ngược lại, lí lẽ, bằng chứng là yếu tố làm rõ luận điểm. 

      Ví dụ: Tác giả đưa ra luận điểm “sống trọn vẹn là biết cho đi..”, để làm rõ vấn đề đó với người đọc, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng cụ thể “Một đứa trẻ chỉ có thể lớn lên khi được chăm sóc bởi cha me, gia đình - nhận sự dưỡng nuôi từ thân nhân. Sau đó đứa trẻ sẽ nhận được sự giáo dục của nhà trường, sự bảo trợ từ xã hội. Lớn lên, nó lao động và ngầm thực hiện một giao kết xã hội giữa quyền lợi và nghĩa vụ đất nước”. Ngược lại, nhờ luận điểm đó mà những lí lẽ, bằng chứng mới được thấu đáo, cụ thể, rõ ràng và phù hợp. Nếu không có luận điểm thì việc đưa ra lý lẽ, bằng chứng trên làm cho bài văn lan man, sáo rỗng, không có mục đích rõ ràng.

Câu 4: Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học chưa? Vì sao?

Lời giải: 

 - Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vì:

+ Mở bài đã nêu ra được vấn đề xã hội cần bàn luận.

+ Thân bài: đã trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết.

+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.

Thực hành viết theo quy trình

Hãy viết bài văn nghị luận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã học.

Lời giải: 

* Bài viết tham khảo:

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn.

Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư.

Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác