Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

Soạn văn bài Viết văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 2. Câu 1: Những đặc điểm nào cho thấy bài viết là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật?

Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản: Về bức tranh Mưa thu. Pu-skin (Puskin) của họa sĩ V. E. Páp-cốp (V. E. Popkov)

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

V.E. Páp-cốp là họa sĩ Nga nổi tiếng sau thế kỉ XX, từng tạo ảnh hưởng lớn đối với các họa sĩ cùng thế hệ ở trong nước. Trong tranh ông vẻ đẹp tâm hồn Nga thuần phác đã được diễn tả bằng một bút pháp độc đáo, thoạt nhìn có vẻ khắc khổ nhưng đầy tính biểu cảm và triết lí. 

Mùa thu. Pushkin là bức tranh họa sĩ chưa kịp hoàn thành trước lúc đột ngột ra đi vì một tai nạn bi thảm.

2. Nêu một số thông tin cần thiết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Ý tưởng về bức tranh này là lúc ông đến thăm MIkhailovsky - trang viên mà ngày xưa A.X. Pushkin từng về sống trong thời gian nhà thơ bị chính phủ chuyên chế của Nga hoàng thù ghét, trục xuất khỏi Pê-téc-bua vô thời hạn. Khung cảnh thơ mộng tuyệt đẹp nơi đây như còn phảng phất bóng dáng của Pushkin, khơi gợi trong lòng họa sĩ bao suy tư về cuộc sống, về sự cô đơn và nghệ thuật. 

3. Triển khai phân tích, bình luận về những điểm đặc sắc của tác phẩm.

Đây là bức tranh sơn dầu vẽ trên toan khổ 169x172 cm

Để phá vỡ sự khô cứng và nặng nề thì họa sĩ đã dùng ánh sáng "đầy" cột bên phải lùi ra phía ngoài thêm một chút. Mấy chiếc lá vàng rơi trên sàn cũng góp phần tạo nên ấn tượng: 

+ không gian

+ vòm lá 

+ những dải đồi gò xám xanh 

+ bóng con ngựa trắng 

Gương mặt của Pu-skin nhìn nghiêng, sáng và nổi bật những nét đặc thù trên nền vàng nhạt - xám xanh. 

4. Miêu tả đặc điểm tác phẩm kèm những phân tích, đánh giá.

Sàn gỗ dưới chân nhà thơ như có mấy vệt sáng phản chiếu ánh trời. Chính điều đó làm hình khối như được giảm nhẹ trọng lượng, đưa đến cảm giác nhân vật đang tồn tại trong trạng thái lơ lửng, phiêu diêu. Một bên vai mảnh tựa cột, nhưng đó chỉ là tựa hờ.... Nhìn chung, người và cảnh hòa hợp với nhau lạ lùng.

5. Gợi ý về một cách “đọc” đối với nét độc đáo của tác phẩm.

Khi hình dung bố cục bức tranh, tác giả đặt trọng tâm vào việc vẽ người hay vẽ cảnh? Chính tên tranh đã tiết lộ rằng có lẽ họa sĩ không nghiêng bên nào. không chỉ Pu-skin, mùa thu cũng là một “nhân vật” quan trọng.

6. Bày tỏ sự đồng cảm đối với tác giả, tác phẩm.

Dường như có một sự cộng hưởng kì lạ của những số phận ở bức tranh này. Pu-skin kết thúc sinh mệnh sau một cuộc đấu súng oái oăm, lúc mới ba mươi tám tuổi. Họa sĩ Páp-cốp cũng ngừng cuộc phiêu du trên trần gian do một sự cố phi lí khi tuổi đời mới chỉ bốn mươi hai.

7. Kết luận và gợi mở những suy nghĩ mới về nghệ thuật.

Đối với một tác phẩm nghệ thuật, có lẽ điều quan trọng hơn cả là khơi lên được ở người tiếp nhận những cách cảm thụ mới mẻ, những suy tư không dứt, bằng các phương tiện và vật liệu mang tính vật chất hữu hạn của mình.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Những đặc điểm nào cho thấy bài viết là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật?  

Trả lời: 

Đặc điểm nhận biết văn bản là một văn bản nghị luận mà không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật là:

- Các ý trong văn bản được triển khai rõ ràng, mạch lạc theo hướng phân tích

- Mục đích của văn bản là làm rõ chủ đề về bức tranh Mưa thu. Pu-skin của họa sĩ V.E. Páp-cốp.

- Văn bản bàn luận về nét độc đáo của tác phẩm

- Bố cục chặt chẽ theo bố cục của bài văn nghị luận

→ Đây là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật. 

Câu 2: Nêu tính đặc thù của những bằng chứng được sử dụng trong bài viết.

Trả lời: 

Những bằng chứng được sử dụng trong bài viết đều rất cụ thể và rõ ràng và nó luôn gắn với mưa thu và nhà thơ vĩ đại Pu-skin. Các bằng chứng tác giả đưa ra không chỉ chỉ rõ hoàn cảnh cũng như nguồn cảm hứng của bức tranh mà người họa sĩ có từ đâu, tất cả đều rất chi tiết từ năm cho đến hoàn cảnh rồi kích thước…

Điều đó không chỉ mang đến những kiến thức mới cho người đọc mà nó còn thể hiện rõ nguồn gốc đầy chất trữ tình của bức tranh. Hay những chi tiết nhỏ từ bức tranh cũng được ghi lại bằng những câu văn và từ ngữ mang đậm chất thơ như khiến người đọc lạc vào thế giới vừa đẹp, vừa đượm buồn của bức tranh. Nó không chỉ cho thấy được tài hoa của người nghệ sĩ vẽ bức tranh mà còn giúp người xem hiểu được tường tận ý nghĩa của bức tranh. 

Câu 3: Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết phải đảm bảo được những điều kiện gì?

Trả lời: 

Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết cần phải đảm bảo những điều kiện sau:

- Chủ đề bàn luận phải rõ ràng và phải hướng đến một mục tiêu chung

- Bố cục rõ ràng gồm mở, thân kết và phần thân phải triển khai các ý nhằm làm sáng tỏ luận điểm chung của bài.

- Yếu tố biểu cảm bị hạn chế trong văn nghị luận và thay vào đó là yếu tố miêu tả, nghị luận, tự sự

- Tổng kết nghệ thuật được tác phẩm đưa ra bàn luận. 

Thực hành viết - Đề bài: “Mùi cỏ cháy”, khúc ca bi tráng về một thời hào hùng của lịch sử dân tộc. 

Bài tham khảo

Chiến tranh đã qua đi, nhưng những nỗi đau để lại dường như còn mãi, đặc biệt đối với những người có người con, người anh, người chị của mình đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc. “Mùi cỏ cháy” là một bộ phim ấn tượng nói về Việt Nam năm 1972 tại Thành cổ Quảng Trị - nơi biết bao người thanh niên trẻ đã ngã xuống vì độc lập của Tổ quốc. Bộ phim như nhắc nhở chúng ta về cái giá phải trả cho độc lập tự do là quá lớn.

Mùi cỏ cháy là bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội và chiến tranh được công chiếu vào năm 2012. Bộ phim do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Kịch bản do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm chấp bút, dựa trên quyển Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Đạo diễn phim là Nguyễn Hữu Mười – một đạo diễn tài năng và được nhiều người biết đến. Bối cảnh chính của phim là sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị.

Giá trị của phim không chỉ được kể đến bởi sự tỉ mỉ trong kịch bản, góc quay… mà nó đến từ nội dung đầy ý nghĩa, sâu sắc về thế hệ trẻ một thời hết lòng phụng sự cho Tổ quốc. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về 4 chàng sinh viên Hà thành Hoàng, Thành, Thăng và Long ở lứa tuổi đôi mươi, khi họ vừa mới bước chân và làm quen với môi trường đại học. Sống trong cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo và đứng trước lệnh tổng động viên của Chính phủ, 4 chàng thanh niên trẻ đã tình nguyện lên đường nhập ngũ, dấn thân vào chiến tranh và trở thành những chiến sĩ quả cảm. Tinh thần quả cảm, bất diệt đó của họ đã chiến thắng những ham muốn cuộc sống nhàn hạ, vui vẻ của tuổi đôi mươi, họ ra đi vì độc lập của Tổ quốc. Trong phim có một câu nói khiến em ấn tượng mãi đó là khi Thủ trưởng Phong hỏi bốn chàng thanh niên trẻ có thấy hối tiếc vì lựa chọn của mình không, Hoàng đã không ngần ngại nói: “Chúng em cũng hơi tiếc ạ. Nhưng còn hối tiếc hơn nếu như trong đội ngũ những người ra trận hôm nay không có chúng em”. Đó là câu trả lời chứa đựng đầy sự hồn nhiên, nhưng pha lẫn đầy khí phách của một chàng thanh niên tuổi đôi mươi nhưng thấu hiểu sự đời và hoàn cảnh của đất nước. Họ chính là đại biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ, luôn mang trong mình nhiệt huyết dâng trào của tuổi trẻ, một lòng muốn phụng sự cho Tổ quốc, khi Tổ quốc lâm nguy, sẵn sàng từ bỏ tất cả và đi vào chiến trường, chiến đấu để giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Những người thanh niên trẻ ấy từ sự hồn nhiên của tuổi trẻ, được thể hiện qua câu hát của Long trên chiếc xe chở quân vào chiến trường: “Ta là con của bố mẹ ta. Nhớ nhà ta trốn ta về”; thú bắt ve sầu rồi áp tai nghe tiếng kêu ve ve của Thành và niềm đam mê chơi chọi dế của Thăng…” Và rồi, trải qua sự rèn luyện khắc nghiệt trong quân đội và trực tiếp chiến đấu với kẻ thù, tận mắt chứng kiến đồng đội của mình hy sinh, họ dần trưởng thành và trở thành những chiến sĩ dũng cảm, sống vì mục tiêu cao cả hơn.

Cùng với đó là những hình ảnh về sức tàn phá của chiến tranh, chân thực đến đau lòng. Bằng cách tạo dựng bối cảnh của cuộc chiến hết sức chân thật, đạo diễn Nguyễn Hữu Mười đã khiến người xem không thể kìm nổi nước mắt khi chứng kiến hình ảnh hàng trăm chiến sĩ bị trúng bom mìn khi vượt sông Thạch Hãn, máu nhuộm đỏ dòng sông; cảnh Long đứng giữa trời đạn bom kêu gào thảm thiết: “Đừng tấn công nữa!…” và bị bom giặc cướp mất tính mạng; hay hình ảnh một chiến sĩ mù vẫn cầm lựu đạn mò mẫm ra chiến trường chiến đấu với kẻ thù… Khung cảnh chiến tranh năm 1972 đó dường như đang được hiện hữu rõ ràng trước mắt người đọc, nó khiến chúng ta không khỏi xúc động, nghẹn ngào mà thậm chí là căm thù kẻ thù xâm lược, về những đau thương mà chúng gây ra cho chúng ta trong những năm tháng chiến tranh thảm khốc.

Bên cạnh đó, một chi tiết rất đắt giá vẫn được ekip làm phim thể hiện rất tài tình, đó là ở nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết đang cận kề ấy, đạo diễn vẫn dành cho những nhân vật của mình những giây phút bình yên suy ngẫm về gia đình, chiến tranh, tình cảm đồng chí, đồng đội… Đó là một dấu ấn mang đậm nét tình cảm của phim. Họ khẳng định dù trong hoàn cảnh sự sống luôn bị đe dọa như vậy, nhưng những tình cảm, cảm xúc chân thực của con người vẫn được thể hiện, họ vẫn tin yêu vào cuộc sống và đó chính là động lực để họ đứng đến đấu tranh và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Đó đều là tình cảm chân thành, sự quý mến sâu sắc.

Như vậy, qua những trang nhật ký của Thăng, những vần thơ của Hoàng, những bức thư thấm đẫm nước mắt của Thành vĩnh biệt mẹ và lời hứa trở lại (không thực hiện được) của Long đối với một cô gái anh gặp trên đường hành quân… “Mùi cỏ cháy” đã tố cáo tội ác của chiến tranh một cách đầy đủ nhất, chân thực và sinh động nhất. Không những thế, nó đã chạm đến những giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc về tình người, về lẽ sống của cả một thế hệ trẻ thời chống Mỹ. 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác