Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

Soạn văn bài “Và tôi vẫn muốn mẹ…”, SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 2. Câu 1: Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện.

Trước khi đọc

Câu 1: Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động nói về tình cảm mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh...).

Trả lời: 

Câu chuyện cảm động nhất về tình mẫu tử mà em biết đó là câu chuyện của Fantine và con gái của mình trong truyện Những người khốn khổ. Trong truyện. vì không có tiền nuôi con gái, cô đã gửi con mình cho một gia đình khác và hàng ngày đi làm kiếm tiền để chu cấp cho con. Đến khi con cô bị ốm và cô bị mất việc, cô đã trở thành gái điếm, rồi bán cả răng và tóc của mình để lấy tiền mua thuốc cho con gái mình. Và cho đến lúc chết, cô vẫn muốn cứu được con gái mình. Đó là một ví dụ điển hình của tình mẫu tử thiêng liêng mà em biết.  

Câu 2: Qua thực tế cuộc sống xung quanh, bạn biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?

Trả lời: 

Nó không chỉ gây ra sự phá hoại về cơ sở vật chất mà nó còn để lại những nỗi đau về tinh thần sâu sắc, nó khiến con người phải chịu cảnh ly tán, chia cắt mà thậm chí là sinh ly tử biệt… 

Trong khi đọc

Câu 1: Thời điểm và những sự kiện ban đầu xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật. 

Trả lời: 

- Thời điểm:  năm 1941

- Sự kiện: tác giả học xong lớp Một và tham gia vào một trại hè đội viên tại Gô-rô-đi-sa. 

Câu 2: Những hình ảnh mà nhân vật chứng kiến trên đường đi trại hè đội viên.  

Trả lời: 

Tác giả đã vui sướng khi nhìn thấy những chiếc máy bay Đức và hiểu ra sự chết chóc đang đến dần khi chiếc máy bay đó ném bom xuống. 

Câu 3: Hoàn cảnh của chuyến đi có gì khác thường?

Trả lời: 

Họ đang được đưa đến nơi không có chiến tranh – cái gọi là hậu phương, nhưng cứ đi đến đâu là quân Đức chuẩn bị đánh đến đấy và họ mãi mới dừng chân tại Mô-đô-vi-a. 

Câu 4: Ấn tượng về nạn đói và chuyện ăn uống của con người trong đói khát. 

Trả lời: 

Khi nạn đói ập đến, họ không có gì để ăn cả, thậm chí họ đã giết cả con ngựa già để ăn nó và giấu việc đó để lũ trẻ có thể ăn. Và thật may mắn vì lũ mèo quá gầy nên họ đã không phải ăn chúng. Tình cảnh đó thật sự đáng thương. 

Câu 5: Trạng thái tinh thần của những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ. 

Trả lời: 

Những đứa trẻ đều rất nhớ mẹ, đến nỗi mà khi nghe thấy từ “mẹ”, tất cả đều bật khóc, những cô bảo mẫu kể chuyện cho chúng và luôn tránh nhắc đến từ đó, những đứa trẻ quá tội nghiệp. 

Câu 6: Kết quả chờ đợi ba mẹ và niềm khát khao dai dẳng của nhân vật. 

Trả lời: 

Sau bao nhiêu năm, trải qua biết bao sóng gió, tác giả vẫn không chờ đợi được ba mẹ của mình và khi ở độ tuổi hiện tại, đã năm mươi mốt tuổi, tác giả vẫn muốn gặp lại mẹ của mình như chục năm về trước, trong hình hài của một đứa trẻ. 

Sau khi đọc

Câu 1: Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện. 

Trả lời: 

Truyện kể về nhân vật tôi, vào năm tốt nghiệp lớp Một và đang tham gia vào một chuyến đi trại hè, chiến tranh đã nổ ra. Nhân vật tôi và hàng chục đứa trẻ khác được đưa đi sơ tán và sống trong trại trẻ mồ côi. Tình cảnh của chúng rất khó khăn khi luôn phải chịu cảnh đói khát và di tán. Rồi nhân vật tôi trốn ra và sống cùng một gia đình nghèo khó ở ngoài. Và nhân vật tôi vẫn luôn ấp ủ mong muốn tìm mẹ của mình nhưng không có kết quả. Cho đến ngày nay, khi đã 51 tuổi, mong muốn ấy vẫn còn.

Câu 2: Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó. 

Trả lời:

Đó là tháng, năm sự kiện diễn ra; địa điểm được nêu ra cụ thể, đầy đủ; các sự việc đều diễn ra liền mạch và được thể hiện rõ nét qua cảm nhận của tác giả. 

Câu 3: Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản. Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với bạn? Vì sao? 

Trả lời:

* Cuộc sống nghèo đói, khổ cực

- không có chỗ nằm ngủ, chúng tôi đành chợp mắt trên rơm rạ…

- rồi nạn đói bắt đầu

- … người ta gọi đi ăn trưa, nhưng chẳng có gì để ăn.

- người ta giết Mai-ca. Và cho chúng tôi nước cùng một mẩu thịt rất nhỏ…

- …có thể ăn cả xô xúp, bởi trong xúp chẳng có gì.

- chúng tôi ăn hết tất cả chồi mầm, chúng tôi tước cả lớp vỏ non…

→ Những đứa trẻ đáng ra phải nhận được tình yêu thương lại phải chịu cảnh nay đây, mai đó, không có đủ thức ăn để ăn mà chỉ gắng gượng để sống sót bằng cách ăn mọi thứ mà chúng có.

* Cuộc sống thiếu vắng tình thương của mẹ

- Những đứa trẻ nhỏ, chúng tôi có khoảng bốn mươi đứa… chúng tôi khóc rền. Gọi ba gọi mẹ.

- Cô bảo mẫu và giáo viên cố không nhắc đến từ “mẹ”…

- … ai đó bất ngờ nhắc đến mẹ, lập tức tất cả khóc òa

→ Đó là tiếng khóc của những đứa trẻ đáng thương, chúng còn quá nhỏ để xa mẹ. Chúng ngày đêm mong ngóng ngày được gặp lại ba mẹ của mình trong vô vọng.

Câu 4: Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.

Trả lời:

Trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò là người kể chuyện – người chứng kiến toàn bộ và cũng tham gia vào câu chuyện này.

Những câu chuyện mà nhân vật tôi kể đều có cụ thể thời gian, địa điểm rõ ràng; mọi người ra sao; trong tình cảnh như thế nào… tất cả đều được nhân vật tôi chứng kiến và kể lại. Bởi có lẽ đó là một phần ký ức kinh hoàng, đáng sợ về những năm tháng tuổi thơ gắn với chiến tranh, sống trong lo sợ, đói nghèo và thiếu vắng tình thương. Tác giả luôn cảm thông, chia sẻ với mọi người xung quanh, là một đứa trẻ hiểu chuyện và sống có tình cảm. Đặc biệt đó là nỗi nhớ mẹ, cậu bé ấy ngày đêm mong ngóng, hỏi han về mẹ của mình, rồi bắt đầu hành trình tìm kiếm trong vô vọng. Để cuối cùng, sau bao nhiêu năm trôi qua, nỗi ám ảnh về những năm tháng đó vẫn còn và cậu bé ngày ấy đã lớn lên, nhưng cậu vẫn muốn được gặp mẹ - cảm xúc ấy vẫn không thay đổi suốt bao nhiêu năm trôi qua. 

Câu 5: Theo bạn, những yếu tố nào có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ..." là gì? 

Trả lời:

Theo em, những yếu tố có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc là sự chân thực của từng câu chuyện. Mỗi sự việc trong câu chuyện được tác giả kể lại một cách ngắn gọn, cô đọng bằng chính những cảm xúc thật của mình – của một người đã trải qua hết những câu chuyện ấy. Những tình cảm trong đó đều quá đỗi chân thật, nó gắn với từng sự kiện, hoàn cảnh một cách hoàn hảo.

Và qua văn bản này, em nhận ra rằng: chiến tranh là khởi nguồn của mọi bất hạnh. Chúng ta cần phải đấu tranh và ngăn cản nó. 

Kết nối đọc - viết

Qua những gì được văn bản cung cấp, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ."

Trả lời: 

Hai câu cuối của truyện như một lời tâm sự thầm kín từ tận đáy lòng của nhân vật tôi. Chiến tranh đã qua đi, ông cũng đã may mắn sống sót và có cuộc sống mới với gia đình và 2 con của mình, dù cho những ký ức về năm tháng tuổi thơ gắn với chiến tranh vẫn còn đó. Hai câu cuối đã phản ánh hậu quả của chiến tranh để lại đối với tuổi thơ của đứa trẻ ngày nào. Họ đã lớn lên, nhận thức được mọi thứ nhưng sự thiếu thốn tình mẹ ấy vẫn còn đó, trong thân xác của một người lớn tuổi, cậu vẫn nhớ về mẹ mình, vẫn muốn được gặp mẹ và được ôm vào vòng tay ấm áp đó. Đó là niềm khao khát, sự mong mỏi trong vô vọng của một đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở chúng ta một điều rằng: có những câu chuyện sẽ chẳng thể quên được dù thời gian có trôi qua.

Giaibaitap.me 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác