Câu 1: Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của bài này và Bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau (làm vào vở):
Đặc điểm |
Ngôn ngữ viết |
Ngôn ngữ nói |
Phương tiện thể hiện |
|
|
Từ ngữ |
|
|
Câu |
|
|
Phương tiện kết hợp |
|
|
Lời giải:
Đặc điểm |
Ngôn ngữ viết |
Ngôn ngữ nói |
Phương tiện thể hiện |
Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự |
Lời nói sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. |
Từ ngữ |
Từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương. |
- Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi…) → thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ người nói. - Khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy…. |
Câu |
Câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ |
Câu tỉnh lược (dùng để lời nói ngắn gọn) và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp (người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do muốn lặp lại để người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp) |
Phương tiện kết hợp |
Phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ…. |
Phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ….. |
Câu 2: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau
a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thứ nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.
(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)
b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.
(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)
Lời giải:
a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của bi kịch. Thứ nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đồ là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.
- Về từ ngữ: sử dụng những từ ngữ mang tính thuật ngữ khoa học một cách phù hợp, chính xác.
- Về dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ để ngắt câu, làm rõ nghĩa của câu. Dấu ba chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn được sử dụng để biểu thị những nội dung đặc biệt, nổi bật.
Về câu: Câu viết rõ ràng, trong sáng, hàm súc, thể hiện rõ được nội dung người viết muốn truyền tải tới người đọc
b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Tô Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.
- Về từ ngữ: sử dụng những từ ngữ chuyên ngành ngôn ngữ: ngữ pháp, thể văn, phong cách….
- Về dấu câu: ngắt nghỉ đúng chỗ, câu văn biểu thị đúng nghĩa, không gây hiểu lầm cho người đọc.
- Về câu: câu viết rõ ràng, trong sáng, luận điểm được trình bày mạch lạc, logic.
Câu 3: Điều chỉnh các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết:
a. Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài đẹp hết sảy.
b. Hành động kì cục của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy rối nùi.
c. Đường bay quốc tế đã mở tung, du khách nước ngoài tha hồ đến Việt Nam du lịch.
d. Bà ấy đói quá nên xơi tất tần tật các món ăn trên bàn.
Lời giải:
a. Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài rất đẹp.
b. Hành động kỳ cục của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy khó hiểu.
c. Đường bay quốc tế đã được mở cửa trở lại, du khách nước ngoài có thể thuận tiện đến Việt Nam du lịch.
d. Bà ấy đói quá nên ăn tất tần tật các món ăn trên bàn.
Câu 4: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ trong đoạn trích sau:
Vũ Như Tô - Có việc gì mà bà chạy hớt ha hớt hải? Mặt bà cắt không còn hột máu.
Đan Thiềm (thở hổn hển) - Nguy đến nơi rồi... Ông Cả!
Vũ Như Tô - Lạ chưa, nguy làm sao? Đại Cửu Trùng chia năm đã được một phần.
Đan Thiềm - Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.
Vũ Như Tô - Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi nên đi đâu. Làm gì phải trốn?
Đan Thiềm - Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được!
Vũ Như Tô - Làm sao tôi cần phải trấn? Bà nói rõ cho là vì sao? Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạy trốn, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo tôi đí trốn, thế nghĩa là gì?
Lời giải:
- Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, ngữ điệu gấp gáp, vội vàng (Đan Thiềm), ngạc nhiên, bất ngờ ( Vũ Như Tô). Đồng thời còn sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ: cử chỉ, hành động “hớt ha hớt hải”, “mặt cắt không còn hột máu”, “thở hổn hển”... → Thể hiện hành động kịch, tâm trạng và thái độ, tính cách của nhân vật trong đoạn kịch.
- Các câu chữ, hệ thống dấu câu sử dụng ngắt nghỉ để thể hiện sự dồn dập, vội vã, đẩy tình huống truyện trở nên cao trào và kịch tính.
Từ đọc đến viết
Từ việc đọc hai văn bản bi kịch trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?, trong đó lưu ý lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp với ngôn ngữ viết.
Lời giải:
Trong cuộc sống, thanh niên đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước. Được thừa hưởng tinh thần truyền thống của dân tộc, một bộ phận ko nhỏ thanh niên trong xã hội đã tự xây dựng lí tưởng sống rất đẹp cho mình. Những người có lý tưởng sống cao đẹp, họ là đại diện tiên phong cho mục đích sống đẹp của một thế hệ thanh niên tiên phong, bản lĩnh, trách nhiệm. Những lý tưởng sống đẹp, sống hay, sống tích cực của những thế hệ trẻ này chính là những dấu hiệu tốt của một xã hội phát triển. Thứ nhất, họ có lí tưởng sống dấn thân đam mê, dũng cảm ko màng khó khăn phía trước. Những thế hệ trẻ giàu đam mê, bản lĩnh và năng lực chính là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi đất nước. Họ cống hiến hết mình cho sự phát triển của xã hội cũng như biết khai thác những điểm mạnh của bản thân để tiến về phía trước. Thứ hai, lí tưởng sống đẹp của người trẻ được thể hiện ở chỗ họ chăm chỉ học hỏi, tập trung phát triển bản thân. Việc hàng ngày hàng giờ trôi qua, những người trẻ ko ngừng nỗ lực chăm chỉ học tập và làm việc. Họ chính là những con ong cần cù, cần mẫn, dần dần chạm được đến đỉnh vinh quang của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những lý tưởng sống đẹp thì vẫn còn tồn tại bộ phận ko nhỏ thanh niên có chưa có mục đích, lý tưởng sống cho mình. Đây là biểu hiện của lối sống thừa, sống mà lúc nào cũng mong an nhàn, hưởng thụ. Sống không có định hướng, hưởng thụ và chỉ biết ngày hôm nay đều là những biểu hiện của lối sống thừa đáng báo động. Cuộc sống như vậy sẽ làm từng ngày tháng tuổi trẻ trở nên vô nghĩa. Tóm lại, lí tưởng sống của thanh niên là điều cần phải xác định ngay từ đầu để vun đắp tương lai và định hướng đường đi cho các em khi lớn dần. Lí tưởng sống chính là thứ vũ khí mạnh nhất của mỗi người. Chỉ khi có được lí tưởng sống, mỗi người trẻ sẽ xác định được hướng đi và cách chinh phục mọi khó khăn, thử thách cho bản thân mình.
Giaibaitap.me