Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

Soạn văn bài Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) trang 120, 121, SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 1.

1. Chuẩn bị thảo luận

- Ở phạm vi tập thể, trước khi thực hành nói và nghe, cần trao đổi ý kiến để chọn đề tài thảo luận phù hợp, có khả năng lôi cuốn được nhiều người tham gia phát biểu ý kiến. Có thể chọn một trong số những đề tài đã được gợi ý ở phần Viết, nhất là đề tài còn hứa hẹn những cách tiếp cận, đánh giá mới đối với các vấn đề của nó.

- Ở phạm vi cá nhân, nếu bạn đã viết bài về đề tài được chọn thảo luận, hãy rút ra từ bài viết đoạn mà bạn tâm đắc nhất, thể hiện được cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá độc đáo để làm nòng cốt cho ý kiến sẽ phát biểu. Nếu đề tài thảo luận hoàn toàn mới, hãy tìm hiểu trước, thu nhập, tra cứu các tài liệu liên quan để hình thành ý kiến của mình. Bạn có thể tổ chức ý kiến dự định phát biểu thành một dàn ý mạch lạc, có gạch chân các từ ngữ quan trọng, có lưu ý về những chỗ cần được minh họa bằng các phương tiện phi ngôn ngữ,…

- Người điều hành buổi thảo luận và thư kí ghi chép lại các nội dung thảo luận; lập danh sách những người đăng kí phát biểu;… đảm bảo cho buổi thảo luận đạt kết quả mong muốn.

2. Thảo luận

- Người điều hành nêu đề tài và vấn đề trung tâm cần thảo luận, nói rõ các nguyên tắc thảo luận.

- Những người được mời phát biểu lần lượt nêu ý kiến của mình, chú ý điều chỉnh linh hoạt nội dung phát biểu để tránh nói lại những gì đã được nêu trước đó, trừ khi muốn đối thoại và bác ỏ, đảm bảo cho cuộc thảo luận có bước tiến triển tích cực.

- Một số yêu cầu đối với người nói và người nghe (trong cuộc thảo luận, vai trò người nói và người nghe chỉ có tính chất lâm thời và thường được hoán đổi một cách linh hoạt):

Người nói

Người nghe

- Bày tỏ thái độ hưởng ứng tích cực đối với đề tài, vấn đề thảo luận.

- Nắm bắt được tốt nội dung các ý kiến đã phát biểu và chiều hướng phát triển của cuộc thảo luận.

- Nêu được ý kiến làm sáng tỏ đề tài, vấn đề thảo luận với lí lẽ sắc bén và bằng chứng sinh động, tạo được sự kết nối liền mạch với các ý kiến đã phát biểu trước đó.

- Thể hiện được văn hóa tranh luận khi nêu ý kiến phản bác.

- Biết thu hút sự chú ý của người nghe bằng việc kết hợp linh hoạt phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

- Làm chủ được thời gian phát biểu ý kiến (không vượt quá khung quy định).

- Theo dõi sát tiến trình thảo luận.

- Ghi chép những ý kiến phát biểu độc đáo hoặc những ý kiến cần được trao đổi thêm.

- Thể hiện sự tôn trọng người nói, tạo điều kiện cho người nói thể hiện tốt nhất ý kiến của mình.

- Chuẩn bị ý kiến để sẵn sàng tham gia thảo luận.

Bài tham khảo

Chào thầy/ cô và các bạn, hôm nay em sẽ trình bày về vấn đề cần tôn trọng sự khác biệt của người khác. Như mọi người đã biết, cuộc sống luôn đa dạng, muôn hình vạn trạng và thay đổi từng ngày. Con người cũng vậy, họ đều mang trong mình những vẻ đẹp riêng về hình dáng, phẩm chất và suy nghĩ. Vậy mà, trong xã hội, chúng ta vẫn luôn bắt gặp những người luôn nói xấu sau lưng, những câu nói chê bai về vẻ bề ngoài, tính cách, phong cách ăn mặc… của người khác. Điều đó thật không đúng và đáng bị phê phán, lẽ nào tôn trọng sự khác biệt của người khác lại khó đến như vậy?

Trước tiên ta cùng tìm hiểu, tôn trọng sự khác biệt là gì? Sự khác biệt ở đây có thể hiểu đó là tính cách, những nét riêng, đặc trưng của một người, sự vật nào đó mà khi ta chỉ cần nhắc về đặc điểm đó, ta sẽ hình dung ngay ra người đó là ai. Ngay cả con người cũng vậy, đều mang trong mình sự muôn hình vạn dạng. Tôn trọng sự khác biệt chính là sự tôn trọng lên những điều ấy. Như trong cuộc sống hàng ngày, ta luôn luôn bắt gặp sự khác biệt của mọi người so với cái quy luật chuẩn về đạo đức mà con người tự tạo ra cho mình. “Ôi! Cô này ăn mặc hở hang quá!... Cô này dễ tính quá…. Cô này xấu quá!...” Đó là những lời nói tưởng chừng như bình thường nhưng nó đều đang mang theo sự thiếu tôn trọng trong đó. 

Người biết tôn trọng sự khác biệt là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Mặc dù đôi khi, chúng ta không đồng ý với quan điểm của họ nhưng cũng không nên vùi dập hoặc hạch sách suy nghĩ của họ. Ai cũng gọi là có cái lý của mình, không ai giống ai cả, nhưng chúng ta cần đặt mình vào suy nghĩ của người khác để thấu hiểu về sự khác biệt của họ hơn. Và từ đó, chắc chắn bạn sẽ rút ra được bài học và ngày càng hoàn thiện bản thân hơn. Như trong một giờ học, phát biểu của bạn mang theo kiến thức và quy luật thông thường như trong sách vở đã dạy, nó sẽ được mọi người công nhận. Nhưng bạn của bạn, bạn ấy có suy nghĩ khác và đưa ra cách giải quyết vấn đề khác với sách vở nhưng nó lại hết sức hợp lý và khá hay. Nhiều người trong lớp chắc hẳn sẽ thấy nó rất vô lý và bài trừ. Nhưng chúng ta phải nhớ một điều, sự sáng tạo là vô hạn và nó giúp cho bản thân con người ngày càng phát triển. Nếu nhìn nhận sự việc ở một góc độ khác bạn sẽ thấy phát biểu của bạn ấy hay và mình cần phải học hỏi sự sáng tạo ấy. Điều đó sẽ giúp ích rất lớn cho sự phát triển bản thân. 

Dù vậy, trong xã hội hiện đại, ta còn bắt gặp nhiều người không biết tôn trọng quan điểm và sự khác biệt của người khác, họ luôn cho mình là nhất, mình nói gì cũng đúng… và coi ý kiến của những người khác là sai lầm. Chúng ta không nên học theo những người như vậy mà cần phải nên án và phê phán hành vi đó của họ. 

Tôn trọng sự khác biệt luôn là một điều tốt và mọi người cần phải như vậy. Bởi chỉ khi mình tôn trọng sự khác biệt của người khác thì mới nhận được sự tôn trọng từ họ, đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống, cho đi để nhận lại. Là một học sinh, em tự nhận thấy bản thân mình cần phải biết tôn trọng, lắng nghe và học hỏi từ sự khác biệt của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đúng, đã hoàn hảo, chúng ta chỉ có thể tự trau dồi bản thân mình mỗi ngày và không có tấm gương nào sáng và rõ bằng tấm gương từ những người xung quanh bạn. Toàn cầu đang hội nhập, chúng ta sẽ bắt gặp và giao thoa với nhiều nền văn hóa khác nhau, khi ấy, sự khác biệt sẽ ngày càng lớn và chúng ta phải biết chấp nhận, tôn trọng và học hỏi. Hãy hoàn thiện bản thân để có thể theo kịp và là làm một người công dân có ích cho xã hội.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày của em về vấn đề cần phải tôn trọng sự khác biệt của người khác. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để bài nói của em ngày càng hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe!

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác