Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo

Soạn văn bài Cõi lả, SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1. Câu 2: Bạn hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về mối liên hệ giữa cây, lá với con người?

Nội dung chính Cõi lả:

Đỗ Phấn luôn thể hiện một tình yêu thương, nhớ nhung về vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội ngày xa xưa. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua tác phẩm “Cõi lá”, qua đây nhà văn đã bằng tình yêu thương của mình, mà khắc họa nên vẻ đẹp của mùa xuân nơi mảnh đất Thủ đô, thật thơ mộng, thật dịu dàng, khiến cho bao trái tim bạn đọc phải xao xuyến về Hà Nội thương.  

Trước khi đọc

Câu hỏi: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mang đến cho thiên nhiên những cảnh sắc rất đặc trưng. Hãy nêu những dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên khi thời tiết chuyển mùa mà bạn có ấn tượng sâu sắc.

Lời giải:

- Thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Nắng bớt đi cái oi ả, chói chang và gay gắt.

- Gió heo may nhè nhẹ thổi.

- Lá vàng rơi khắp những con đường.

- Bầu trời cao xanh vời vợi.

- Mùa của cốm xanh, sấu chín, cúc vàng, ổi thơm và hương hoa sữa nồng nàn,…

Trong khi đọc

Câu 1: Bạn hiểu thế nào về từ “òa thức”

Lời giải:

Òa thức là một động từ được tác giả sử dụng khéo léo, gợi khung cảnh con người và thiên nhiên tỉnh dậy sau những ngày đông giá rét, chào đón một mùa xuân thật vui tươi và ấm áp.

Câu 2: Cõi lá đã làm nổi bật nét đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?

Lời giải:

Với bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo cùng những màu sắc khác lạ qua việc khắc họa hình ảnh đời sống sinh hoạt của người dân Thủ đô chính là một trong những điểm nổi bật nhất trong hầu hết các tác phẩm của họa sĩ Đỗ Phấn. Những mẩu chuyện nhỏ về cảnh vật, về con người và nét văn hóa của riêng Hà Nội đã được Đỗ Phấn thủ thỉ nhẹ nhàng qua từng trang viết. Ông luôn thể hiện một tình yêu thương, nhớ nhung về vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội ngày xa xưa. 

Sau khi đọc

Câu 1: Xác định bố cục của văn bản và cho biết bố cục ấy đã thể hiện đặc điểm nào của thể loại. 

Lời giải: 

- Bố cục văn bản: Mỗi đoạn thể hiện những câu chuyện cùng chất trữ tình khác nhau xoay quanh cây lá và con người Hà Nội. 

+ Đoạn 1: Khoảnh khắc xuất hiện những dấu hiệu chuyển mùa ở Hà Nội từ xuân sang hạ. 

+ Đoạn 2: Những hình ảnh của con người, cây cối và đất trời Hà Nội 

+ Đoạn 3: Nét đặc trưng của cây cối – lá cây Hà Nội 

+ Đoạn 4: Lá cây bàng đỏ và câu chuyện gắn liền với người em gái. 

+ Đoạn 5: Hình ảnh cây lá thay đổi sau mỗi giai đoạn mưa, bão của năm. 

+ Đoạn 6: Chiêm nghiệm của tác giả và những trăn trở về nét đẹp Hà Nội

- Từ bố cục văn bản, ta nhận thấy tác phẩm thuộc thể loại tản văn. 

+ Chất trữ tình của tản văn và tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc.

+ Cái tôi trong tản văn, tùy bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất.

+ Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thể đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.

Câu 2: Bạn hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về mối liên hệ giữa cây, lá với con người?

Lời giải: 

Trong tiết trời dịu mát ấy: “Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch, Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá, Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội, mà hỗn hào đi đứng này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng giêng”. Không khí trong lành, cảnh vật vui tươi, con người rạng rỡ vui tươi, Hà Nội ơi! Hà Nội thật đẹp biết bao, làm cho ai đi xa cũng phải nhớ về. Trong khoảnh khắc tiết trời dịu ngọt ấy, tác giả nhớ về người em gái đi xa: “Cô em gái của tôi sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy” . Không chỉ cảnh vật, con người, mà những cây cổ thụ đã ở mảnh đất ấy hàng nghìn năm, chứng kiến bao nhiêu là điều đổi thay cũng khiến cho người ta nhớ về. Chúng cứ mãi ở đấy, đến mùa thì lại thay lá, những khoảnh khắc ấy tuy đơn sơ, nhưng lại khiến cho bao người con Hà Nội nơi xa quê phải nhớ về. Thèm lắm cảm giác được nhìn sự đổi thay của từng chiếc lá, từng hàng cây, ước chỉ nhỏ nhoi vậy thôi, nhưng biết bao giờ mới thực hiện được. Vài người đã nhận xét rằng, dường như những cây cổ thụ Hà Nội chẳng ưu ái con người lắm. Bằng chứng rất rõ ràng, in hằn lên cả thân cây “Những thân cây u sần máu cục đầy thương tích do con người gây nên?” Nhưng đối với tác giả điều đó chẳng có gì là bất ngờ cả, bởi chúng đã cùng người Hà Nội trải qua bao nhiêu gian khó, nếu “Những gốc sấu già Hà Nội lại nhẵn nhụi như những cây chò chỉ trên đường Hùng Vương?” Thì mới là một điều kì tích. Lang thang trên con đường vào mùa xuân ấy, tác giả cảm thấy gương mặt ai cũng vui mừng, phấn khởi đặc biệt là trẻ lại, hay phải chăng tác giả đang cảm thấy bản thân như vậy?: “Hay tự nhận rằng mình như thế?” Chính nhà văn cũng rất thắc mắc điều đó nhưng thông qua thắc mắc đó cũng đã khắc họa sâu sắc hơn mối quan hệ chặt chẽ giữa cây, lá và con người Hà Nội. 

Câu 3: Phân tích một vài đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người và làm rõ tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản.

Lời giải: 

- Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, miêu tả thiên nhiên, miêu tả con người: “Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. Nhiều người Hà nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội... này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”.

- Sự kết hợp ấy khiến cho đoạn văn trở nên sinh động, hài hòa, gần gũi và dễ dàng đi vào lòng người đọc.

Câu 4: Xác định chủ đề, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản. 

Lời giải: 

- Chủ đề của văn bản: Nói về vẻ đẹp thiên nhiên.

- Ý nghĩa thông điệp của văn bản: Truyền tải tình yêu thiên nhiên và sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống.

Câu 5: Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản. 

Lời giải: 

Một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản là:

- “Nhiều người Hà nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội... này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”.

- “Cô em gái của tôi sống xa Tổ Quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy […]”.

Câu 6: Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này. 

Lời giải: 

- Một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản tản văn thuộc thể loại này là:

+ Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của tác giả thể hiện qua văn bản.

+ Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản.

+ Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác