Câu C1 trang 88 SGK Vật Lí 11 Nâng cao
Làm thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của dây tóc bóng đèn 6,2 V - 0,5 A vào hiệu điện thế đặt vào bóng đèn ta được kết quả ghi ở bảng 17.2 và đặc tuyến vôn -ampe trên hình 17.1.Từ đó em có thểrút ra các kết luận gì?
Giải
Dựa vào số liệu trên bảng 17.2 và đặc tuyến Vôn Ampe trên hình 17.1. Ta tính \(R = {U \over I}\) điện trở dây tóc bóng đèn.
U(V) |
0,6 |
1,0 |
2,0 |
3,0 |
4,0 |
5,0 |
6,0 |
I(A) |
0,12 |
0,15 |
0,19 |
0,23 |
0,26 |
0,29 |
0,31 |
R (Ω) |
5 |
6,67 |
10,53 |
13,04 |
15,38 |
17,24 |
19,35 |
Kết luận:U và I biến thiên không theo dạng tỉ lệ thuận.
Đồ thị U(I) không là đường thẳng.
Điện trở dây tóc bóng đòn thay đổi theo nhiệt độ.
Câu C2 trang 89 SGK Vật Lí 11 Nâng cao
Muốn làm một dây dẫn có điện trở gần như không thay đổi theo nhiệt độ thì nên dùng vật liệu nào?
Giải
Người ta thường dùng kim loại Constantan vì hệ số nhiệt điện trở của Constantan rất thấp \(\alpha = 0,{01.10^{ - 3}}\Omega m\)
Câu C3 trang 90 SGK Vật Lí 11 Nâng cao
Hãy giải thích tại sao các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau?
Giải
Các kim loại khác nhau có mạng tinh thể khác nhau, do đó khả năng cản trở sự chuyển động có hướng của dòng êlectron là khác nhau, dẫn đến điện trở suất khác nhau.
Bài 1 trang 90 SGK Vật Lí 11 Nâng cao
Câu nào sai?
A. Hạt tải điện trong kim loại là êlectron tự do.
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đôi.
C.Hạt tải điện trong kim loại là ion.
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
Giải
C là đáp án sai.
Bài 2 trang 90 SGK Vật Lí 11 Nâng cao
Câu nào đúng?
Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
A. Giảm đi.
B. Không thay đổi.
C. Tăng lên.
D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
Giải
C là đáp án đúng.
Bài 3 trang 90 SGK Vật Lí 11 Nâng cao
Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở 50°C. Điện trở của sợi dây đó ở 100°C là bao nhiêu?
Giải
Ở nhiệt độ t1 = 50°C thì điện trở là R1 = 74 (Ω) ; nhiệt độ t2 = 100°C thì điện trở là R2
Áp dụng công thức: \({R_1} = {R_0}\left( {1 + \alpha {t_1}} \right);\)
\({R_2} = {R_0}\left( {1 + \alpha {t_2}} \right)\)
\( \Rightarrow {{{R_2}} \over {{R_1}}} = {{1 + \alpha {t_2}} \over {1 + \alpha {t_1}}} \Rightarrow {R_2} = \left( {{{1 + \alpha {t_2}} \over {1 + \alpha {t_1}}}} \right){R_1}\)
\(= \left( {{{1 + 4,{{3.10}^{ - 3}}.100} \over {1 + 4,{{3.10}^{ - 3}}.50}}} \right).74\)
\( \Rightarrow {R_2} = 87\left( \Omega \right)\)
Giaibaitap.me
Giải bài C1, 1, 2 trang 92, 93 bài 18 hiện tượng nhiệt điện hiện tượng siêu dẫn SGK Vật lí 11 Nâng cao. Câu C1: Nêu nhận xét về sự thay đổi của điện trở của cột thủy ngân ở lân cận nhiệt độ 4K...
Giải bài tập trang 96, 97, 100 bài 19 dòng điện trong chất điện phân định luật Fa-ra-đây SGK Vật lí 11 Nâng cao. Câu C1: Mô tả rõ hơn chuyển động của ion...
Giải bài tập trang 102, 103, 105 bài 21 dòng điện trong chân không SGK Vật lí 11 Nâng cao. Câu C1: Nếu ban đầu chưa nối điện cực K với nguồn...
Giải bài tập trang 107, 108, 109, 111, 112 bài 22 dòng điện trong chất khí SGK Vật lí 11 Nâng cao. Câu C1: Khảo sát chỉ tiết cho thấy đặc tuyến vôn - ampe ...