Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Vật lí 11 Nâng cao

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

Giải bài tập trang 102, 103, 105 bài 21 dòng điện trong chân không SGK Vật lí 11 Nâng cao. Câu C1: Nếu ban đầu chưa nối điện cực K với nguồn...

Câu C1 trang 102 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Nếu ban đầu chưa nối điện cực K với nguồn \(\xi_1\) thì khi đóng K1, số chỉ của G bằng bao nhiêu?

Giải

Nếu ban đầu chưa nối cực K với nguồn \(\xi_1\) thì điôt chưa bị phân cực, sau đó đóng K1 thì điôt bị đốt nóng, kết quả có các êlectron phát xạ nhiệt từ catôt K, các êlectron này chuyển động hỗn loạn trong không gian của điôt, và do đó có một số êlectron đi vào cực A tạo thành 1 dòng điện nhỏ, ta thấy kim miliampe bị lệch chút ít.

 


Câu C2 trang 102 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Theo dự đoán của bạn, ở nhiệt độ bình thường, có thể có các êlectron tự do bứt ra khỏi mặt kim loại không? Tại sao?

Giải

Electron tự do trong kim loại muốn bứt ra khỏi mặt kim loại thì phải có một động năng đủ lớn để thắng được lực hút của các ion kim loại, ở nhiệt độ bình thường, động năng trung bình của chuyển động nhiệt của các êlectron nhỏ hơn công thoát này, tuy nhiên cũng có trường hợp một số ít các êlectron có động năng chuyển động nhiệt rất lớn do ít va chạm với các ion dương ở các nút mạng tinh thể, khi đến bề mặt kim loại, các êlectron này có thể bứt ra khỏi mặt kim loại.

 


Câu C3 trang 103 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Đồ thị ở hình (21.2 SGK) cho thấy: tuy U < 0 nhưng nếu |U| nhỏ thì vẫn có thể có \(I \ne 0\). Theo em tại sao lại như vậy ?

Giải

Khi đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế UAK< 0 thì điện trường hướng ngược lại từ catôt đến anôt, lực điện tác dụng làm cản trở chuyển động của êlectron phát xạ nhiệt chuyển động từ catôt đến anôt. Tuy nhiên nếu |UAK| nhỏ thì vẫn có một số êlectron đến được anôt tạo thành một dòng điện nhỏ. Khi |UAK|  có giá trị lớn thì lúc đó không còn một êlectron nào đến được anôt, ta gọi đó là hiệu điện thế hãm Uh

 


Câu C4 trang 103 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Tại sao giá trị của Ibh tăng khi nhiệt độ của catôt tăng.

Giải

Khi nhiệt độ của catôt tăng thì các électron phát xạ nhiệt càng nhiều, do đó số lượng êlectron đến được anôt tăng lên làm dòng điện bão hoà Ibh tăng lên.

 


Bài 1 trang 105 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Chọn phát biểu đúng.

A. Dòng điện trong chân không tuân theo định luật Ôm.

B. Khi hiệu điện thế đặt vào điôt chân không tăng lên, thì cường độ dòng điện tăng.

C. Dòng điện chạy trong điôt chân không chỉ theo một chiều từ anôt đến catôt.

D. Quỹ đạo của êlectron trong tia catôt không phải là một đường thẳng.

Giải

C là phát biểu đúng.

 


Bài 2 trang 105 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Chọn đáp án đúng.

Nếu cường độ dòng điện bão hoà trong điôt chân không bằng 1mA thì trong thời gian 1 s số êlectron bứt ra khỏi mặt catôt là:

A. 6,15.1015 êlectron.                                        

B.6,15.1018 êlectron

C. 6,25.1015 êlectron.                                        

D.6,25.1018 êlectron

Giải

C là đáp số đúng.

Ta có  \({I_{bh}} = 1mA = {10^{ - 3}}\left( A \right)\)

Số êlectron bứt ra khỏi catôt là :

\(n = {{{I_{bh}}} \over e} = {{{{10}^{ - 3}}} \over {1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 6,{25.10^{15}}\) 

 Giaibaitap.me


Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác