Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Hóa học 11 Nâng cao

CHƯƠNG II. NHÓM NITƠ

Giải bài tập trang 55 bài 12 axit nitric và muối nitrat SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 5: Tại sao khi điều chế axit nitric bốc khói phải sử dụng...

Câu 5 trang 55 SGK Hóa học 11 Nâng cao

 Tại sao khi điều chế axit nitric bốc khói phải sử dụng \({H_2}S{O_4}\)đặc và \(NaN{O_3}\) ở dạng rắn ?

Giải

Khi điều chế \(HN{O_3}\) bốc khói (\(HN{O_3}\) (tinh khiết) phải sử dụng \({H_2}S{O_4}\) đặc và \(NaN{O_3}\) ở dạng rắn vì: \(HN{O_3}\)tan nhiều trong nước và tạo thành hỗn hợp đẳng phí (68% \(HN{O_3}\))

Loigiaihay.com


Câu 6 trang 55 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Phản ứng giữa \(HN{O_3}\) với \(FeO\) tạo ra khí \(NO\). Tổng các hệ số trong phương trình của phản ứng oxi hóa – khử này bằng:

A. 22                                        B. 20

C. 16                                        D. 12

Giải

\(3FeO + 10HN{O_3} \to 3Fe{(N{O_3})_3} + NO \uparrow  + 5H_2O\)

Chọn đáp án A

 


Câu 7 trang 55 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Cho 13,5g nhôm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch \(HN{O_3}\) phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm \(NO\)  và \({N_2}O\). Tính nồng độ mol của dung dịch  \(HN{O_3}\). Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2.

Giải

Đặt số mol Al tham gia phản ứng (1) và (2) lần lượt là x mol và y mol.

\( \Rightarrow x + y = \frac{{13,5}}{{27}}\)   (*)

Hỗn hợp khí X gồm NO x mol: \({N_2}O\;\frac{{3y}}{8}\)mol

Theo đề bài ta có:      

Giải hệ (*) và (**) ta được \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0,1\\y = 0,4\end{array} \right.\)

Từ (1) và (2) \( \Rightarrow {n_{HN{O_3}}} = 4x + \frac{{15y}}{4} = 1,9\)mol

Nồng độ mol/lít của dung dịch \(HN{O_3}\) đã dùng:

\({CM_{{{HN{O_3}}}}} = \frac{{1,9}}{{2,2}} = 0,86M\)


Câu 8* trang 55 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Đốt cháy hoàn toàn 4,4g một sunfua kim loại có công thức MS (Kim loại M có các số oxi hóa +2 và +3 trong các hợp chất) trong lượng dư oxi. Chất rắn thu được sau phản ứng hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch \(HN{O_3}\) 37,8%. Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,7%.

a) Xác định công thức của sunfua kim loại.

b) Tính khối lượng dung dịch \(HN{O_3}\)đã dùng.

Giải

a) Gọi khối lượng nguyên tử của M là M.

Xét 1 mol \({M_2}{O_3}\)

Khối lượng dung dịch \(HN{O_3}\) đã dùng: \({m_{{\rm{dd}}HN{O_3}}} = \frac{{6.63.100}}{{37,8}} = 1000(g)\)

Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng:

\({m_{{\rm{dd}}}} = {m_{{M_2}{O_3}}} + {m_{{\rm{dd}}HN{O_3}}} \)

         \(= 1.(2M + 48) + 1000 = (2M + 1048)(g)\)

Khối lượng muối thu được sau phản ứng: \({m_{ct}} = {m_{M{{(N{O_3})}_3}}} = 2.(M + 186)(g)\)

Theo đề bài ta có: \({C_\% } = \frac{{{m_{ct}}.100}}{{m{\rm{dd}}}} \Rightarrow 41,7 = \frac{{2(M + 186).100}}{{2M + 1048}}\)

                                                            \( \Rightarrow M = 56g/mol(Fe)\)

b)  

    \(F{e_2}{O_3} + 6HN{O_3} \to 2Fe{(N{O_3})_3} + 3{H_2}O\)    (2)

     \(0,025 \to 0,15\)

Từ (1) và (2) \( \Rightarrow {n_{HN{O_3}}}\) = 0,15 mol

Khối lượng dung dịch \({HN{O_3}}\) 37,8% đã dùng là:

\({m_{{\rm{dd}}}} = \frac{{0,15.63.100}}{{37,8}} = 25(g)\)

 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác