Câu 5 trang 229 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Một học sinh đề nghị sơ đồ sản xuất metanol và etanol đi từ các sản phẩm công nghiệp dầu khí như sau:
a) Hãy chỉ ra những điểm bất hơp lý của các sơ đồ trên
b) Hãy nêu sơ đồ đang được áp dụng trong công nghiệp và giải thích vì sao những sơ đồ đó là hợp lí.
Giải
a) - Ở sơ đồ thứ nhất, giai đoạn điều chế \(C{H_3}Cl\) là không cần thiết, vì từ \(C{H_4}\) điều chế trực tiếp được \(C{H_3}OH\). Lãng phí giai đoạn này đồng thời quá trình này thải ra HCl đọc hại vào môi trường.
- Ở sơ đồ thứ hai phải trải qua nhiều giai đoạn tốn kém không cần thiết vì từ \({C_2}{H_4}\) điều chế trực tiếp được \({C_2}{H_5}OH\). Mặt khác họa tính hóa học của \({C_2}{H_4}\) cao hơn \({C_2}{H_6}\) rất nhiều. Vì vậy nên dùng \({C_2}{H_4}\) để điều chế \({C_2}{H_5}OH\).
b) Sơ đồ đang được áp dụng để điều chế \(C{H_3}OH\) và \({C_2}{H_5}OH\) hiện nay trong công nghiệp là:
Ưu điểm của các sơ đồ điều chế metanol, etanol áp dụng trong công nghiệp hiện nay là phản ứng điều chế trực tiếp, hiệu suất cao, không thải ra chất độc, tận dụng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên.
Câu 6 trang 229 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:
a) Butyl metyl ete, butan-1,4-điol và etylen glicol (etan-1,2-điol)
b) Xiclopentanol, pent-4-en-1-ol và glixerol.
Giải
a) Dùng \(Cu{\left( {OH} \right)_2}\) nhận biết được etylen glicol vì tạo ra dung dịch màu xanh lam trong suốt.
- Dùng Na để nhận biết butan-1,4-điol vì sủi bọt khí, mẫu còn lại là butylmetyl ete.
b) - Dùng \(Cu{\left( {OH} \right)_2}\) nhận biết được glixerol vì tạo dung dịch màu xanh lam trong suốt.
- Dùng dung dịch \(B{r_2}\) nhận biết được pent-4-en-1-ol vì nó làm mất màu dung dịch \(B{r_2}\). Mẫu còn lại là xiclopentanol.
Câu 7* trang 229 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Trong tinh dầu bạc hà metol, tinh dầu hoa hồng có genaniol. Công thức thu gọn nhất của chúng cho ở bài khái niệm về tecpen.
a) Hãy viết công thức thu gọn, phân loại và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho tác dụng với \(B{r_2}\) dư và với CuO đun nóng
Giải
a) Công thức cấu tạo của menton
Công thức cấu tạo của genaiol
b) Phương trình phản ứng
Bài 8 trang 229 Hóa học 11 Nâng cao
Biết rằng ở 20 \(^oC\), khối lượng riêng của etanol bằng 0,789 g/ml, của nước coi như bằng 1,0 g/ml, của dung dịch etanol 90 % trong nước bằng 0,818 g/ml. Hỏi khi pha dung dịch etanol 90% thì thể tích dung dịch thu được bằng, lớn hay nhỏ hơn tổng thể tích của etanol và của nước đã dùng.
Giải
Xét 100ml dung dịch etanol 90%
\(m_{\text{dung dịch}}=D.V= 0,818.100=81,8\,(g)\)
\(m_{C_2H_5OH}=73,62\,(g)\Rightarrow m_{H_2O}=8,18\,(g)\)
Tổng thể tích và nước ban đầu là:
\(V = {{73,62} \over {0,789}} + {{8,18} \over 1} = 101,49\,\,(ml) > 100(ml)\)
Như vậy khi pha trộn thể tích giảm.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 232 bài 55 phenol SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Khi thay nguyên tử H của hiđrocacbon bằng nhóm OH thì được dẫn xuất hiđroxi. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi định nghĩa sau...
Giải bài tập trang 233 bài 55 phenol SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 4: Cho phenol tác dụng với hiđro có xúc ác Ni và đun nóng thid thu được xiclohexanol...
Giải bài tập trang 235 bài 56 luyện tập: ancol, phenol SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau...
Giải bài tập trang 235 bài 56 luyện tập: ancol, phenol SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metanol...