Câu 1 trang 168 SGK Hóa học 11 Nâng cao
a) Hãy phân biệt các khái niệm polien, đien và ankađien
b) Đien được phân loại như thế nào ? Mỗi loại cho 1 thí dụ.
c) Viết công thức phân tử chung của ankađien, so sánh với công thức của ankan và anken.
Giải
a) Polien: Là những hiđrocacbon mạch hở có nhiều liên kết đôi C=C
Đien: Là những hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi.
Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi. Công thức chung: CnH2n+2
b) Tùy theo vị trí tương hỗ của hai nối đôi, người ta chỉ chia ankađien thành ba loại.
- Ankađien có hai nối đôi ở cách nhau ít nhất hai nối đơn.
Ví dụ: CH2=CH−CH2−CH2−CH=CH2 Hexa-1,5-đien
- Ankađien có hai nối đôi liền nhau
Ví dụ: CH2=C=CH2 Propa-1,2-đien
- Ankađien có hai nối đôi ở cách nhau chỉ một nối đơn (ankađien liên hợp)
Ví dụ: CH2=CH−CH=CH2 Buta-1,3-đien (Butađien)
c) Công thức chung của ankan: CnH2n+2(n≥1); Công thức chung của anken: CnH2n(n≥2); Công thức chung của ankađien: CnH2n−2(n≥3)
Câu 2 trang 168 SGK Hóa Học 11 Nâng cao
a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankađien đồng phân và có công thức phân tử: C4H6 và C5H8
b*)Đồng phân cấu tạo nào của pentađien có thể tồn tại dưới dạng các đồng phân hình học ? Viết công thức lập thể của chúng.
Giải
a) Với C4H6:
CH2=CH−CH=CH2 Buta-1,3-đien
CH2=C=CH−CH3 Buta-1,2-đien
Với C5H8
CH2=C=CH−CH2−CH3 Penta-1,2-đien CH2=CH−CH=CH−CH3 Penta-1,3-đien
CH2=CH−CH2−CH=CH2 Penta-1,4-đien CH3−CH=C=CH−CH3 Pen-2,3-đien
b) Đồng phân tồn tại dưới dạng đồng phân hình học là:
CH2=CH−CH=CH−CH3 (Penta-1,3-đien)
Câu 3 trang 169 SGK Hóa học 11 Nâng cao
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau đây:
a) 4 nguyên tử C của buta-1,3- đien cùng nằm trên một đường thẳng [ ]
b) 4 nguyên tử C của buta-1,3- đien cùng nằm trên một mặt phẳng [ ]
c) 4 trục của 4 obitan p của 4 nguyên tử C ở buta-1,3- đien cùng nằm trên một mặt phẳng [ ]
d) 6 nguyên tử H của buta-1,3- đien không cùng ở trên mặt phẳng với 4 nguyên tử C [ ]
e) 4 obitan p của 4 nguyên tử C ở buta-1,3- đien xen phủ với nhau tạo ra obitan π chung [ ]
Giải
a) S b) Đ
c) Đ d) S e) Đ
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 169 bài 41 ankadien SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 4: Viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho buta-1,3- đien và isopren lần lượt tác dụng với...
Giải bài tập trang 173 bài 42 khái niệm về tecpen SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Tecpen là gì ?...
Giải bài tập trang 174 bài 42 khái niệm về tecpen SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 4: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau đây...
Giải bài tập trang 178 bài 43 ankin SGK Hóa Học 11 Nâng cao. Câu 1: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau đây...