Bài 1 trang 103 sgk toán 11
Chứng minh các dãy số \(( \frac{3}{5} . 2^n)\), \( (\frac{5}{2^{n}})\), \( ((-\frac{1}{2})^{n})\) là các cấp số nhân.
Hướng dẫn giải:
a) Với mọi \(∀n\in {\mathbb N}^*\), ta có \( \frac{u_{n+1}}{u_{n}}= ( \frac{3}{5} . 2^{n+1}) : (\frac{3}{5}. 2^n) = 2\).
Suy ra \(u_{n+1}= u_n.2\), với \(n\in {\mathbb N}^*\)
Vậy dãy số đã cho là một câp số nhân với \(u_1= \frac{6}{5}\), \(q = 2\)
b) Với mọi \(∀ n\in {\mathbb N}^*\), ta có \(u_{n+1}= \frac{5}{2^{n+1}}=\frac{5}{2^{n}}.\frac{1}{2}\)=\( u_n.\frac{1}{2}\)
Vậy dãy số đã cho là một cấp số nhân với \(u_1= \frac{5}{2}\),\(q= \frac{1}{2}\)
c) Với mọi \(∀ n\in {\mathbb N}^*\), ta có \(u_{n+1}= (-\frac{1}{2})^{n+1}=(-\frac{1}{2})^{n}.(-\frac{1}{2})=u_{n}.\frac{-1}{2}\).
Vậy dãy số đã cho là cấp số nhân với \(u_1= \frac{-1}{2}\),\(q= \frac{-1}{2}\).
Bài 2 trang 103 sgk toán 11
Cho cấp số nhân với công bội \(q\).
a) Biết \(u_1= 2, u_6= 486\). Tìm \(q\)
b) Biết \(q = \frac{2}{3}\), \(u_4= \frac{8}{21}\). Tìm \(u_1\)
c) Biết \(u_1= 3, q = -2\). Hỏi số \(192\) là số hạng thứ mấy?
Hướng dẫn giải:
Trong bài này ta áp dụng công thức tính số hạng tổng quát \(u_n= u_1.q^{n-1}\) biết hai đại lượng, ta sẽ tìm đại lượng còn lại:
a) \(q = 3\).
b) \(u_1= \frac{9}{7}\)
c) Theo đề bài ta có \(u_n= 192\), từ đó ta tìm được \(n\). Đáp số: \(n =7\).
Bài 3 trang 103 sgk toán 11
Tìm các số hạng của cấp số nhân \((u_n)\) có năm số hạng, biết:
a) \(u_3= 3\) và \(u_5= 27\);
b) \(u_4– u_2= 25\) và \(u_3– u_1= 50\)
Hướng dẫn giải:
a) Áp dụng công thức tính số hạng tổng quát, ta có:
\(u_3= 3 = u_1.q^2\) và \(u_5= 27 = u_1.q^4\)
Vì \(27 = ({u_1}{q^2}).{q^2} = 3.{q^2}\) nên \({q^2} = 9\) hay \(q = \pm 3\)
Thay \(q^2= 9\) vào công thức chứa \(u_3\), ta có \(u_1\)= \( \frac{1}{3}\).
- Nếu \(q = 3\), ta có cấp số nhân: \( \frac{1}{3}, 1, 3, 9, 27\).
- Nếu \(q = -3\), ta có cấp số nhân: \( \frac{1}{3}, -1, 3, -9, 27\).
b) Áp dụng công thức tính số hạng tổng quát từ giả thiết, ta có:
\( \left\{\begin{matrix} u_{1}q^{3}-u_{1}q= 25\\ u_{1}q^{2}-u_{1}=50 \end{matrix}\right.\) hay \( \left\{\begin{matrix} u_{1}q(q^{2}-1)=25(1)\\ u_{1}(q^{2}-1)=50 (2)\end{matrix}\right.\)
Chia (1) cho (2) theo vế với vế ta được: \(50.q = 25\) \(\Rightarrow q =\) \( \frac{1}{2}\).
Và \(u_1= \frac{50}{q^{2}-1}=\frac{50}{\frac{1}{4}-1}=-\frac{200}{3}\).
Ta có cấp số nhân \( \frac{-200}{3},\frac{-100}{3},\frac{-50}{3},\frac{-25}{3},\frac{-25}{6}\).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 104 bài 4 cấp số nhân Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 4: Tìm cấp số nhân có sáu số hạng, biết rằng tổng của năm số hạng đầu là (31) và tổng của năm số hạng sau là...
Giải bài tập trang 121 bài 1 giới hạn của dãy số Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 1: Tìm số hạng tổng quát...
Giải bài tập trang 122 bài 1 giới hạn của dãy số Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 5: Các số hạng tổng lập thành cấp số nhân lùi vô hạn với ...
Giải bài tập trang 132 bài 2 giới hạn của hàm số Sách giáo khoa (SGK) Đại số và Giải tích 11. Câu 1: Dùng định nghĩa tìm các giới hạn sau...