Bài 1 trang 10 sgk Hóa học 11
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh hoạ và viết phương trình điện li của chúng.
Hướng dẫn giải:
Theo thuyết A-rê-ni-ut thì:
– Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
Ví dụ: HCl → H+ + Cl–
– Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–
Ví dụ : NaOH → Na+ + OH–
– Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ +20H– ; Zn(OH)2 ⇔ ZnO2-2 + 2H+
2. Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.
Ví dụ : H2SO4, H3PO4….
Những bazơ khi tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion OH– gọi là các bazơ nhiều nấc. Ví dụ : Mg(OH)2, Ca(OH)2,….
3. Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit. Ví dụ : Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+. Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+.
Sự điện li cùa muối trong nước tạo cation kim loại (hoặc NH4+ , ion phức) và anion gốc axil.
Bài 2 trang 10 sgk Hóa học 11
Viết phương trình điện li của các chất sau :
a) Các axit yếu : H2S, H2CO3.
b) Bazơ mạnh : LiOH.
c) Các muối: K2CO3, NaCIO, NaHS.
d) Hiđroxit lưỡng tính : Sn(OH)2.
Hướng dẫn giải:
a) H2S \(\rightleftharpoons\) H+ + HS- ;
HS- \(\rightleftharpoons\) H+ + S2-
H2CO3 \(\rightleftharpoons\) H+ + HCO3- ;
HCO3- \(\rightleftharpoons\) H + + CO32-
b) LiOH → Li+ + OH-
c) K2CO3 → 2K+ + CO32- ;
NaClO → Na+ + CIO-
NaHS → Na+ + HS-:
HS- \(\rightleftharpoons\) H+ + S2-
d) Sn(OH)2 \(\rightleftharpoons\) Sn2++ 2OH-;
H2SnO2 \(\rightleftharpoons\) 2H+ + SnO22-.
Bài 3 trang 10 sgk Hóa học 11
Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Một hợp chất trong thành phẩn phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Hướng dẫn giải:
Chọn C.
Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
Bài 4 trang 10 sgk Hóa học 11
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [CH3COO-]
C. [H+] > [CH3COO-]
D. [H+] < 0.10M.
Hướng dẫn giải:
Chọn D: [H+] < 0,10M.
Bài 5 trang 10 sgk Hóa học 11
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [NO3-]
C. [H+] > [NO3-]
D. [H+] < 0,10M.
Hướng dẫn giải:
Chọn A. [H+] = 0.10M.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 14 bài 3 Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit - bazơ Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 11. Câu 1: Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25 độ C...
Giải bài tập trang 20 bài 4 phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 11. Câu 1: Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì ? Lấy các thí dụ minh hoạ...
Giải bài tập trang 22 bài 5 Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 11. Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau ...
Giải bài tập trang 31 bài 7 nitơ Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 11. Câu 1: Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn ...