Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.6 trên 8 phiếu

Giải bài tập Địa lí 11

Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 16 Địa lí 11. Bài 2. Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương”

Dựa vào bảng 3.1 so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nươc đang phát triển với nhóm nước phát triển và toàn thế giới.

Trả lời:

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển cao hơn nhiều lần so với nhóm nước phát triển (thời kì 2001 – 2005 gấp 15 lần) và cao hơn thế giới.


Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội ?

Trả lời: 

Tăng dân số bản thân nó không phải là một vấn đề, và sẽ không mang lại hậu quả 1 chiều như câu hỏi của bạn, vấn đề là chất lượng dân số mới là quan trọng. 

Nếu 1 quốc gia chỉ tăng dân số có chất lượng thấp, sẽ kéo theo nhiều vấn đề/hậu quả như các bạn đã bình luận: hủy hoại tài nguyên, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, bất ổn, chiến tranh, tệ nạn xã hội, nghèo kiệt và phụ thuộc thậm trí thành nô dịch 

Tuy nhiên nếu tăng dân số với chất lượng cao, thì nước đó sẽ phát triển nhanh chóng, thậm trí trở thành siêu cường, làm bá chủ và có thể thôn tính các dân tộc khác, thay thế những dân tộc yếu kém bằng những dân tộc khôn ngoan hơn 


Dựa vào bảng 3.2 so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển

Trả lời:

- Dân số của nhóm nước đang phát triển trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già, nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ.


Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội ?

Trả lời:

Dân số già làm dân số mất cơ cấu ở độ tuổi lao động dẫn đến đất nước chậm phát triển..


Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt độ Trái Đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên Trái Đất.

Trả lời:

Có 5 tầng không khí bao ngoài quả đất: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng ion và thượng tầng khí quyển. 
Khi tầng ion bị thủng hay thậm tệ hơn đó là bị phá huỷ thì các tia bức xạ ở thượng tầng khí quyển sẽ chiếu vào quả đất và hậu quả là...quả đất chúng ta chắc chắn khong còn tồn tại sự sống


Ý kiến cho rằng "Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại" có đúng không ? Tại sao ?

Trả lời:

Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì các lí do sau:
- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:
+ Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.
+ Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính,...
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axic, hiệu ứng nhà kính,... đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người.
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại.


Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loài động vật ở nước ta hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, hoặc còn lại rất ít

Trả lời:

- Một số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong: tê giác hai sừng, heo vòi, vượn tay trắng, cầy nước.

- Một số loài còn số lượng quá ít, có thể bị tuyệt chủng: hổ, tê giác một sừng, bò xám, bò rừng, bò tót, hươu vàng, vooc, hươu cà tong, hươu xạ, hạc cổ trắng, gà lôi lam mào đen, gà lôi tí, công, trĩ, rùa.


Bài 1 trang 16 sgk địa lý 11

Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển.

Trả lời:

- Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển:

+ Các nước đang phát triển chiếm 80% dân số thế giới

+ Chiếm 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới.

- Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:

+ Trong cơ cấu dân số các nước này: tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp và tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.

+ Tuổi thọ trung bình của người dân các nước này cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới (76 tuổi)


Bài 2 trang 16 sgk địa lý 11

Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương”

Trả lời:

- Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó tuần theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.

- Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.


Bài 3 trang 16 sgk địa lý 11

Hãy lập bảng trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu theo gợi ý sau:

Vấn đề môi trường

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Biến đổi khí hậu

 

 

 

Ô nhiễm nguồn nước ngọt

 

 

 

Suy giảm đa dạng sinh vật.

 

 

 

Trả lời:

Vấn đề môi trường

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Biến đổi khí hậu

 

- Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải CO2 vào khí quyển


Gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

- Mưa axít.

Hạn chế thải khí CO2vào khí quyển.

- Trồng rừng và bảo vệ rừng.


Ô nhiễm nguồn nước ngọt

- Đưa chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí vào sông, hồ, biển và đại dương.

Ô nhiễm nguồn nước ngọt gây thiếu nước sạch.

- Ô nhiễm môi trường biển.


Xử lí chất thải trước khi đổ trực tiếp vào môi trường nước.

- Hạn chế lượng chất thải vào môi trường nước.

- Bảo vệ sinh vật biển.


Suy giảm đa dạng sinh vật.

Con người khai thác thiên nhiên quá mức


Mất đi nhiều loài sinh vật, gen di truyền, nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho các ngành sản xuất


Bảo vệ và mở rộng diện tích rừng.

- Bảo vệ và gia tăng số lượng các loài sinh vật quý hiếm.

- Khai thác hợp lí, nghiêm cấm chặt phá rừng và săn bắn động vật quý hiếm.


Giaibaitap.me 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me