Câu 1 trang 5 Sách bài tập (SBT) Địa lí 11
Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
1. Nước phát triển |
a. Trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp |
2. Nước đang phát triển |
b. GDP bình quân đầu người cao, đầu tư ra nước ngoài nhiều, HDI ở mức cao |
3. Nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới |
c. GDP bình quân đầu người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI ở mức thấp |
Câu 2 trang 5 Sách bài tập (SBT) Địa lí 11
Dựa vào hình dưới đây :
a) Xếp các nước có tên sau vào bảng, theo mức GDP bình quân đầu người : Hoa Kì, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Bra-xin, Ai Cập, Ô-xtrây-li-a, Nam Phi, Pháp, Xu-đăng, Pa-ra-goay, Đức, Mông Cổ.
b) Nhận xét
Trả lời:
a)
MỘT SỐ NUỚC CÓ GDP/NGUỜI Ở CÁC MỨC KHÁC NHAU
Nước có GDP/người |
|||
Mức cao |
Mức trung bình trên |
Mức trung bình dưới |
Mức thấp |
Hoa Kì, Nhật Bản, Bra-xin, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Pa-ra-goay |
Nga, Ma-lai-xi-a, |
Hoa Kì, Nhật Bản, Bra-xin, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Pa-ra-goay |
Nga, Ma-lai-xi-a, |
b) Nhận xét
- Các nước phát triển: Có tổng sản phẩm trong nước bình quân trên đầu người (GDP/người) cao, đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
- Các nước NICs: Trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp
- Các nước đang phát triển: GDP bình quân đầu người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI ở mức thấp.
Câu 3 trang 7 Sách bài tập (SBT) Địa lí 11
Dựa vào bảng dưới đây, rút ra nhận xét về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển năm 2004. Tại sao có sự khác biệt về cơ cấu GDP của hai nhóm nước.
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HAI NHÓM NƯỚC NĂM 2004
(Đơn vị: %)
Nhóm nước |
GDP |
Phân theo khu vực kinh tế |
|
Khu vực 1 |
Khu vực II |
Khu vực III |
|
Phát triển |
2,0 |
27,0 |
71,0 |
Đang phát triển |
25,0 |
32,0 |
43,0 |
a) Nhận xét về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước
b) Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước
Trả lời:
a) - Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước:
+ Các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ. (dẫn chứng số liệu).
+ Các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao. (dẫn chứng số liệu).
b) - Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước:
+ Đặc điểm tự nhiên (vị trí, địa hình, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, rừng), dân cư, xã hội và trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
+ Lịch sử phát triển đất nước khác nhau.
+ Các nước phát triển đã bước sang giai đoạn hậu công nghiệp, trong cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng cao.
+ Các nước đang phát triển, trình độ phát triển còn thấp, nông nghiệp còn đóng vai trò đáng kể trong nền kinh tế.
Câu 4 trang 7 Sách bài tập (SBT) Địa lí 11
Dựa vào các thông tin và số liệu dưới đây, viết một đoạn văn ngắn trình bày sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
Năm Nhóm nước |
2000 |
2002 |
2003 |
Phát triển |
0,814 |
0,831 |
0,855 |
Đang phát triển |
0,654 |
0,663 |
0,694 |
Thế giới |
0,722 |
0,729 |
0,741 |
TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC NĂM 2005
Thế giới : 67 tuổi
Các nước phát triển : 76 tuổi
Các nước đang phát triển : 65 tuổi.
Trong đó, thấp nhất thế giới là Đông Phi và Tây Phi : 47 tuổi.
Trả lời:
Gợi ý:
- Giới thiệu về chỉ số HDI, tuổi thọ, các nhóm nước
- Nhóm nước đang phát triển:
+ Tuổi thọ trung bình dưới mức bình quân của thế giới:
+ Chỉ số HDI thấp hơn mức trung bình cả thế giới.
- Nhóm nước phát triển:
+ Tuổi thọ trung bình cao: 76 tuổi
+ Chỉ số HDI cao.
Câu 5 trang 9 Sách bài tập (SBT) Địa lí 11
Chọn ý trả lời đúng
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:
A. tiến hành vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI
B. xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
C. làm xuất hiện nhiều ngành mới trong nền kinh tế
D. Tất cả đều đúng
Trả lời:
Chọn B. B. xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
Câu 6 trang 9 Sách bài tập (SBT) Địa lí 11
Nối ô bên phải với ô bên trái sao cho phù hợp.
1. Công nghệ sinh học |
a) Phát triển theo hướng tăng cường sử dụng các dạng năng lượng mới : hạt nhân, mặt trời, sinh học, địa nhiệt, thuỷ triều và năng lượng gió. |
2. Công nghệ vật liệu |
b) Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn,...). |
3. Công nghệ năng lượng |
c) Tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật só hoá, công nghệ lade, cáp sợi quang,... nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu giữ thông tin. |
4. Công nghệ thông tin |
d) Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên, cùng những bước tiến quan trọng trong chẩn đoán và điếu trị bệnh,... |
Trả lời:
1 - d; 2 - b; 3 - a; 4 - c
Câu 7 trang 9 Sách bài tập (SBT) Địa lí 11
Điền những thông tin cần thiết vào bảng sau:
|
Nông nghiệp |
Công nghiệp |
Tri thức |
Cơ cấu kinh tế |
|
||
Công nghệ chủ yếu |
|
|
|
Cơ cấu lao động |
|
|
Trả lời:
|
Nông nghiệp |
Công nghiệp |
Tri thức |
Cơ cấu kinh tế |
Nông nghiệp là chủ yếu |
Công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu |
Dịch vụ là chủ yếu, trong đó có các ngành cần nhiều tri thức (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,…) chiếm ưu thế tuyệt đối |
Công nghệ chủ yếu |
Sử dụng súc vật, điện khí hóa, cơ giới hóa đơn giản |
Cơ giới hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, chuên môn hóa |
Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, … |
Cơ cấu lao động |
Nông dân là chủ yếu |
Công nhân là chủ yếu |
Công nhân tri thức là chủ yếu |
Câu 8 trang 10 Sách bài tập (SBT) Địa lí 11
Chọn ý trả lời sai
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã:
A. làm xuất hiện nhiều ngành mới có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen,...)
B. làm xuất hiện các dịch vụ nhiều tri thức (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông,..).
C. làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội (tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để tạo ra sản phẩm ngày càng cao)
D. làm xuất hiện 2 nhóm nước : phát triển và đang phát triển.
Trả lời:
Chọn D. làm xuất hiện 2 nhóm nước : phát triển và đang phát triển.
Giaibaitap.me