Đề 1:
Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh chị hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.
Luận điểm:
- Giải thích ý nghĩa của câu nói: quan niệm và thái độ của các nhà nho xưa với các nhân vật trong tác phẩm văn học nói riêng, trong cuộc sống nói chung về hôn nhân và tình yêu đôi lứa.
- Dẫn dứng: Cuộc đời của Thuý Kiều trong 15 năm lưu lạc
+ Sau ngày Tết thanh minh - “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”
+ Mối tình Kim - Kiều là mối tình táo bạo, đẹp đẽ: nhiều lần hẹn thề, đính ước.
- Phân tích nhân vật Kiều: Tất cả là do chế độ phong kiến vô nhân đạo, tàn ác,..
⟹ Đó là cách đánh giá sai, bảo thủ, phiến diện.
Đề 2:
Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Phân tích nhân vật Chí Phèo:
a. Trước khi đi ở tù
- Người nông dân lương thiện: con người lao động nghèo khổ đáng thương, hiền lành.
- Khi bóp chân cho bà Ba:
Con người luôn ý thức được nhân phẩm, có lòng tự trọng và nhẫn nhịn trong thân phận tôi đòi, đáng thương.
b. Khi ở tù về:
Khác hẳn cả về thể xác và tâm hồn.
* Mối quan hệ giữa bá Kiến - Chí Phèo.
- Hoàn toàn thay đổi cả về ngoại hình lẫn nhân tính.
⟶ Chí đã bị vứt bên lề cuộc sống.
- Chí Phèo 3 lần đến nhà bá Kiến, lần nào cũng mang theo hung khí (vỏ chai hoặc con dao).
* Mối quan hệ Thị Nở và Chí Phèo: Là quan hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí.
- Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính cách nhân vật Chí.
* Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người
- Chí có sự thay đổi về tâm lí
* Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi . Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức” Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện ⟹ Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
⟶ Bi kịch của người nông dân trong xã hội xưa
⟶ Tình cảm của tác giả
⟶ Nhận định đánh giá của bản thân về nhân vật.
Đề 3:
Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
● Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Đưa ra vấn đề cần nghị luận
● Thân bài:
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- Giới thiệu về nhân vật Huấn Cao:
+ Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao
* Vẻ đẹp tài hoa:
* Vẻ đẹp khí phách
*Vẻ đẹp thiên lương
- Những câu nói của Huấn Cao với viên quản ngục: ( thông qua cảnh cho chữ)
+ Ông đã thể hiện được rõ quan điểm của mình trước những con người biết quý cái đẹp, mong ước thực hiện và thể hiện được cái đẹp chân chính.
+ Lời khuyên với quản ngục: Ở đây lẫn lộn…mất cái đời lương thiện đi -> Lời khuyên khuyến khích con người hướng thiện. Ông có tấm lòng thiên lương trong sáng, biết yêu quý và có những lời khen, khuyên với Viên Quản Ngục.
● Kết Luận:
- Chặng đường thay đổi thái độ cua Huấn Cao với viên cai ngục
Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao.
Giaibaitap.me