Câu 1:
Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Văn-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động:
● Trước khi Phăng – tin chết:
* Giăng Van-giăng
+ khi Gia – ve nắm lấy cổ áo, Giăng Van-giăng không những “cố gỡ bàn tay hắn” mà còn kính cẩn, nhẹ nhàng
⟶ thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường, hành động điềm tĩnh
* Gia- ve
+ Với Giăng Van – giăng: “hét lên”, “nắm lấy cổ áo ông thị trưởng”, “giậm chân”, “túm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng Văn-giăng”
⟶ hành động lỗ mãng, ngạo ngược, tác oai tác quái
+ Thái độ trước Phăng-tin: Gia- ve không một chút động lòng thương cảm nào mà hoàn toàn coi cô là một con điếm mạt hạng
⟶ thái độ, cách cư xử hết sức tàn nhẫn, vô lương tâm, mất hết tính người
⟹ Đó là chân dung của một con kẻ nham hiểm độc ác, một con thú ghê tởm, một con chó giữ nhà trung hành của chính quyền Pháp.Hắn đứng lỳ một chỗ - sau đó tiến vào giữa phòng – hét lên.
● Sau khi Phăng – tin chết
* Giăng Van-giăng
Đối với Gia-ve:
+“cậy bàn tay Gia-ve như cậy bàn tay trẻ con”
+“bẻ thành giường”
+“nhìn Gia-ve trừng trừng”
⟹ Thái độ mạnh mẽ, quyết liệt.
Đối với Phăng-tin:
+ “bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích”
+“thì thầm bên tai Phăng-tin”
+ “hai tay nâng đầu Phăng-tin lên,đặt ngay ngắn giữa gối như một người mẹ sửa sang cho con”
+ “ông thắt lại dây rút cổ áo chị,vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải. Rồi ông vuốt mắt cho chị”
+ “nhẹ nhàng” nâng bàn tay của Phăng-tin và “đặt vào đấy một nụ hôn”
⟹ Giăng-van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.
* Gia- ve
+Đầu tiên là thản nhiên,phát khùng lên vì chưa đạt được mục đích.
+Sau đó,Giăng Van-giăng thực sự nổi giận thì hắn “run sợ” ⟹ hèn nhát.
⟹ Hắn là một kẻ hống hách, độc ác, tàn bạo, vô nhân tính, lòng lang dạ thú nhưng cũng rất hèn nhát, bạc nhược chỉ biết dựa vào luật pháp để thị uy lộng quyền.
Bằng nghệ thuật đối lập giữa hai nhân vật, Nhà văn đã lý tưởng hóa hình tượng Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối là hiện thân của con người giàu đức hi sinh và lòng nhân ái, đấng cứu thế luôn che chở, bảo vệ, đem lại niềm tin, hi vọng cho những người nghèo khổ. Đây cũng là lòng yêu thương của Huy-gô.
Câu 2:
● Ở Gia-ve tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ: Hình tượng con ác thú Gia-ve.
- “bộ mặt gớm ghiếc”
- Giọng nói (tiếng thét “Mau lên”): “có cái gì ma rợ và điên cuồng. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”.
- Cặp mắt: “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
- Cái cười: “ghê tởm phô ra tất cả hàm răng”.
⟹ - Kết hợp so sánh, phóng đại, lời bình ngoại đề
- dựng chân dung nhân vật sinh động, qua đó tô đậm sự tàn bạo, bản tính ác thú của Giave
- gián tiếp thái độ ghê tởm, căm ghét của nhà văn với loại người như hắn.
● Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh: Một con người chân chính - con người của tình yêu thương.
- Chi tiết bà xơ Xem-pli-xơ trông thấy rõ ràng một “nụ cười không sao tả được hiện lên trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”. Đây là một ảo tưởng cảm động do sự xúc động mãnh liệt của bà xơ Xem-pli-xơ và của chính tác giả, ông muốn vươn tới một giá trị cao cả: Sức mạnh của tình thương sẽ đẩy lùi sẽ đẩy lùi được bóng tối và cái ác. Đó là một tư tưởng tiến bộ và vô cùng đáng trọng
- Lời thì thầm bên tai người đã chết: Giăng-van-giăng là điểm tựa là chỗ dựa tin tưởng vững chắc và cũng là vị cứu tinh đối với Phăng- tin. Ông cũng chính la người mà Phăng- tin đặt nềm tin, gửi gắm tâm nguyện cuối cùng trước khi từ giã cõi đời.
Câu 3:
- Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn.
- Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay "Trữ tình ngoại đề"): Nó cũng là phương tiện quan trọng giúp tác giả soi sáng thêm nội dung, tư tương tác phẩm.
- Trong đoạn trích, nó giúp phản ánh rõ hơn tư tưởng vượt lên trên hiện thực để vươn tới cái đẹp thánh thiện=> Đó cũng chính là tâm hồn nhân ái đầy thánh thiện của Giăng-van-giăng.
Câu 4:
Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa qua đoạn trích:
- Hình ảnh " Một nụ cười không sao tả được… đi vào cõi chết".
Nghệ thuật hư cấu ⟹ vẻ đẹp lãng mạn
- Cái kết của đoạn trích: “chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” thể hiện rõ nét đặc điểm của chủ nghãi lãng mạn luôn vượt lên hiện thực vươn tới cái đẹp cái thánh thiện, thanh khiết
- Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như "một người mẹ sửa sang cho con" thì "gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường". Ca ngợi sức mạnh của tình thương có thể đầy lùi bạo lực, cường quyền và nhén nhóm niềm tin vào tương lại.
LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Phăng- tin: Nghệ thuật đối lập:
+ Phăng- tin >< Gia-ve
(nạn nhân><ác thú)
+ Phăng- tin >< Giăng Van- giăng ( nạn nhân>< vị cứu tinh, yếu đuối>< mạnh mẽ)
Bài tập 2:
Vai trò của Phăng- tin trong diễn biến cốt truyện
● Xúc tác thúc đẩy câu chuyện phát triển
● Nhân vật kiểm chứng sự thể hiện của tính cách Giăng Văn- giang và Gia- ve.
Bài tập 3:
Sự phân tuyến nhân vật ở đây gần gữi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian:
- Sự đối lập thiện >< ác, tốt >< xấu giữa các nhân vật trong truyện.
Gia-ve >< Giăng-van-giăng
(ác) (thiện)
- Qua việc xây dựng hai nhân vật đối lập nhau đoạn trích đã ngợi ca tình cảm yêu thương con người, ước mơ thoát khỏi những bất công của xã hội. Bằng ánh sáng của ình thương yêu con người chúng ta có thể đẩy lùi bóng tối và cường quyền.
Giaibaitap.me