Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Soạn văn lớp 11

Soạn văn bài Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học, SGK Ngữ văn 11 tập 1. Câu 1. Đề số 1: So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiện qua đoạn trích.

Đề số 1:

So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiện qua đoạn trích.

1. Mở bài:

- Giới thiệu đoạn trích: nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật

- Khái quát nội dung đoạn trích

2. Thân bài:

- Giới thiệu hai chị em => đều đẹp: “tố nga”, “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”

- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân: 4 câu tả Thúy Vân

+ Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.

+ Vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với "xung quanh"

=> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm; lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.

- Vẻ đẹp của Kiều: 12 câu tả Kiều

+ Thúy Kiều lại được tả là sắc sảo mặn mà” hơn hẳn Thủy Vân => Đó là nghệ thuật đòn bẩy

+ Vẻ đẹp lộng lẫy sắc nước hương trời đến hoa phải ghen, liễu phải hờn

+ Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn thông minh và tài hoa nữa: giỏi thơ,ca, nhạc hoạ…

+ dự cảm về số mệnh: “bạc mệnh”

=> Tài sắc của Thúy Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan, trắc trở sau này

- Nghệ thuật: ước lệ, tượng trung, điển cổ để miêu tả, làm nổi bật vẻ đẹp của hai chị em

3. Kết bài                            

- khẳng định lại vẻ đẹp của hai chị em

- Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều => cảm hứng nhân đạo

Đề số 2:

"Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau". Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên.

1. Mở bài:

– Giới thiệu về hai nhà thơ: là những nhà thơ lớn, cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác, …)

– Giọng thơ của hai ông có những điểm khác nhau.

+ Giọng thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý

+ giọng thơ Tú Xương mạnh mẽ, sâu cay.

2. Thân bài:

a. Hoàn cảnh của hai nhà thơ:

+ Nguyễn Khuyến (1835, tỉnh Hà Nam) con đường công danh rất thành đạt (Tam Nguyên Yên Đỗ).

+ Tú Xương (1870, tỉnh Nam Định), con đường công danh của Tú Xương mịt mù lận đận: tám lần thất bại (trừ một lần đậu tú tài).

b) Nỗi niềm tâm sự của hai ông

– Hoàn cảnh xã hội: xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai ông đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động => tác động đến tư tưởng trong những sáng tác của hai ông

– Những nỗi niềm tâm sự chung:

+ yêu nước, tâm sự thời thế.

Nguyễn Khuyến qua bức tranh phong cảnh mùa thu qua bài thơ “Thu điếu” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thật sự của bầu trời mùa thu ở nông thôn Việt Nam đã gửi vào đó nỗi niềm tâm sự, thể hiện một tinh thần yêu nước sâu xa, yêu nước trong đau đớn, tủi buồn, yêu một cách trầm lắng mà sôi sục, quặn thắt mà quan hoài, trào lộng mà trữ tình, kín đáo mà động vang, cô đơn mà hòa nhập, lạnh lùng mà bỏng cháy, dữ dội mà dịu êm.

Tú Xương luôn buồn đau trước vận nước, vận dân. Với giọng văn châm biến sâu cay, ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, thờ ơ với vận mệnh đất nước, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc … Tú Xương đã lên tiếng chất vấn họ trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương

+ Tình cảm bạn bè và gia đình.

+ Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.

+ Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

⟹ Tâm hồn tha thiết với đời, vớ cuộc sống, với nhân dân

⟹ căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.

+ Ca ngợi hình ảnh người phụ nữ: Nguyễn Khuyến có bài “Mẹ Mốc” (khắc họa hình tượng cảm động của một người đàn bà danh tiết có thật lúc bấy giờ: mẹ Mốc. “Mẹ Mốc” nhan sắc tuyệt trần đã giả vờ điên dại để dành trọn tâm tư cho chồng con đang ở xa) còn Tú Xương có bài “Thương Vợ” (Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chông).

b. Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

- Nguyễn Khuyến – nhà nho chuẩn mực

+ Giọng thơ trữ tình nhẹ nhàng, ý nhị, tinh tế, mộc mạc, khi thì đằm thắm, khi thì đau xót (Thu Điếu)

+ Giọng điệu tự trào thâm trầm mà kín đáo, hết sức thâm thúy (Tự Trào)

- Tú Xương. nhà nho thị dân

+ Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội. (Vịnh khoa thi Hương)

+ Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.

c. Nguyên nhân có sự khác nhau:

– Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao. Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.

– Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài. Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.

3. Kết bài:

– khẳng định lại nhứng đóng góp to lớn mà hai tác giả mang đến cho nền văn học Việt Nam

- Tấm lòng chung của hai nhà thơ.

Đề số 3:

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Khái quát nội dung

- Đưa ra vấn đế nghị luận: vẻ đẹp của hình tượng  người nghĩa sĩ nông dân

2. Thân bài: Các ý chính:

- Nguồn gốc:

+ Cui cút

+ Toan lo

+Việc cuốc, cày, bừa – quen làm

+ Biết ruộng trâu, ở trong làng bộ

+ Xa lạ với việc nhà binh.

=> người nông dân nghèo khổ, kiền lành, chất phác

- Những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm với người nông dân:

+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin …), căm thù giặc sâu sắc (: ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ, trắng lốp, đen sì).

+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy, tự nguyện xung quân chiến đấu, quyết tâm đuổi giặc. (Một mối xa thư đồ sộ … treo dê bán chó)

+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ …) Đất nước có ngoại xâm – chờ đợi triều đình – không có hồi âm.

- Chiến đấu dũng cảm: đốt xong, chém rớt, đạp rào, xô cửa, đâm ngang, chém ngược…  => khí thế tấn công như vũ bão, làm tăng vẻ đẹp tráng ca, hiên ngang, bất khuất, kiên cường, đẹp trong tư thế ngẩng cao đầu, tay cầm vũ khí

- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:

+ Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi)

+ Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. […] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bòn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.)

- Niềm tiếc thương, đau xót cùng thái độ cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ

3. Kết bài:

- Họ đã thành những con người mang hình ảnh bất tử hóa=> bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình.

- Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập.

Đề số 4:

Những cảm nhận sâu sắc anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Những luận điểm chính:

1. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:

- Sinh tại quê mẹ: Gia Định

- Xuất thân trong 1 nhà Nho

- 1843, đỗ tú tài

- 1846, ra Huế học – mẹ mất – bỏ thi về chịu tang – bị mù.

- Về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc, làm thơ -> người có nghị lực phi thường.

- Pháp đánh vào Gia Định, ông về Ba Tri và giữ trọng tấm lòng thủy chung, son sắt với nước, với dân cho đến hơi thở cuối cùng

2. Nội dung thơ văn

* Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa

- Nhân: lòng yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.

- Nghĩa: những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.

- Mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.

- Những nhân vật lí tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.

*  Lòng yêu nước, thương dân

- Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương những người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ Quốc.

- Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh.

- Ca ngợi những sĩ phu yêu nước

- Giữ niềm tin vào ngày mai

- Bất khuất trước kẻ thù

=> Khích lệ lòng yêu nước và ý chí cứu nước của nhân dân ta.

* Nghệ thuật thơ văn

- Bút pháp trữ tình, xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành.

- Đậm đà sắc thái Nam Bộ: lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác