Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương- Phan Bội Châu,SGK Ngữ văn 11 tập 2.Câu 1.Hoàn cảnh ra đời Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí.

Câu 1:

Hoàn cảnh ra đời

   Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. Lúc này, đất nước đã mất chủ quyền, tiếng mõ Cần Vương đã tắt. Tình hình đó đặt ra trước mắt các nhà yêu nước một câu hỏi lớn, đầy day dứt: cứu nước bằng con đường nào? Vì thế, các nhà nho ưu tú của thời đại như Phan Bội Châu say sưa dấn bước, bất chấp nguy hiểm, gian lao mong tìm ra ánh bình minh cho Tổ Quốc.

Câu 2:

Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu hiện như sau:

- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: “Làm trai phải lạ ở trên đời”:  tức là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn chứ không sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, để mặc cho con tạo xoay vần. Đây là một lẽ sống đẹp, cao cả, gần gũi với lý tưởng nhân sinh của các nhà Nho truyền thống nhưng mạnh mẽ và táo bạo hơn. Từ đó cho thấy điểm mới mẻ của Phan Bội Châu: vượt lên giấc mộng công danh thường gắn liền với hai chữ trung quân để vươn tới những lý tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn cao cả

- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình. Phải tự mình xoay chuyển đất trời, xoay chuyển tình thế, quyết định thời cuộc, thực hiện khát vọng lớn lao, không chịu khuất phục trước thực tại, trước số phận, trước hoàn cảnh. Lý tưởng sống này tạo cho con người một tầm vóc, một tư thế mới: khỏe khoắn, ngang tàng, dám ngạo nghễ thách thức với càn khôn.

- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ:

+ “Trong khoảng trăm năm cần có tớ

    Sau này muôn thuở há không ai?”

Cái tôi xuất hiện ở đây không phải là cái tôi riêng tư nhỏ bé mà là cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm với cuộc đời. Cuộc đời cần có ta không phải để hưởng lạc thú mà để cống hiến cho đời, sao cho đáng mặt nam nhi đại trượng phu tung hoành thiên hạ. Câu hỏi tu từ mang ý phủ định mà thực chất là lời khẳng định dứt khoát, chắc nịch, dựa trên một niềm tin sắt đá vào tài trí bản thân. Đặt trong hoàn cảnh mấy năm đầu thế kỷ XX, sau những thất bại liên tiếp của phong trào Cần Vương chống Pháp – tâm lý buông xuôi, chán nản, an phận, cam chịu cảnh cá chậu chim lồng có nguy cơ phát triển, đó là cái vạ chết lòng – thì hai câu thơ thực như hồi chuông thức tỉnh có tác dụng rất mạnh.

+ “Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.”

Đất nước mất chủ quyền thì con người cũng không yên ổn. Nỗi nhục lớn xuất phát từ chỗ con người trở thành nô lệ. Buổi nước mất nhà tan, sách vở thánh hiền cũng chẳng có ích gì, có nấu sử sôi kinh cũng trở nên vô nghĩa, lạc hậu. => Pham Bội Châu thức tỉnh, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân đồng thời cũng kêu gọi những nhà Nho yêu nước xếp bút nghiên, cầm lấy gươm súng dành lại nước nhà và từ bỏ lối học cũ.

-  Khát vọng hành động và tư thế lên đường.

“Muốn vượt biển Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”

Câu thơ là sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng. Hình tượng thơ vừa kỳ vĩ, lớn lao vừa lãng mạn, thơ mộng (trường phong, Đông hải, thiên trùng, bạch lãng) hòa nhập với con người trong tư thế cùng bay lên đã cho thấy niềm hứng khởi của tác giả đã nhìn muôn trùng sóng bạc không phải như những trở ngại đáng sợ mà như một yếu tố kích thích. Chúng là bạn đồng hành trong một cuộc ra đi hùng tráng.

Câu 3:

Lời dịch của hai câu 6 và 8 so với nguyên tác đã có phần chưa sát nghĩa, cụ thể:

- Câu 6: Nguyên tác: “Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”– thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi. Câu dịch thơ lại là: “Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài” thì “tụng diệc si” (học cũng chỉ ngu thôi) được dịch là học cũng hoài chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.

- Câu 8: Nguyên tác: "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" - ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên. Câu thơ dịch là: "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi". Câu thơ dịch chưa khắc họa được rõ nét tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác: "nhất tề phi" - "cùng bay lên".

Câu 4:

Những yếu tố tạo lên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ là:

- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn Phan Bội Châu. Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ cùng với một khí phách ngang tàn, dám đương đầu với mọi thử thách.

- Hình ảnh sinh động vá sức truyền tải cao.

- Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.

- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ.

Luyện tập:

Nghệ thuật của hai câu thơ cuối bài:

- Không gian : biển Đông rộng lớn

- Hình tượng thơ vừa kỳ vĩ, lớn lao vừa lãng mạn, thơ mộng (trường phong, Đông hải, thiên trùng, bạch lãng

- Lối nói nhân hóa “ thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” => hình ảnh hào hùng, lãng mạn, khắc họa được tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng

- Câu 7: Âm điệu rắn rỏi, thể hiện lời nguyện thề dứt khoát, thiêng liêng với chính mình, trước bạn bè, đồng chí và đồng bào.

- Câu 8: Âm điệu nhịp nhàng, bay bổng, cao dần, xa dần làm cho lời nguyện biến thành hành động, dạt dào niềm lạc quan, phơi phới niềm tin.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác