Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 2 phiếu

Soạn văn lớp 11

Soạn văn bài Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)- Nguyễn Đình Chiểu, SGK Ngữ văn 11 tập 1. Câu 1. Ông Quán có dáng dấp của nhà nho, làu thông kinh sử, trải đời bộc trực, yêu ghét phân minh rõ ràng.

Câu 1:

Ông Quán có dáng dấp của nhà nho, làu thông kinh sử, trải đời bộc trực, yêu ghét phân minh rõ ràng. Ông Quán tiêu biểu cho trí tuệ, tình cảm và tư tưởng của nhân dân Nam Bộ.

- Lẽ ghét: Điểm chung giữa các triều đại: có chung bản chất là sự  suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân

+ Đời Trụ, Kiệt: Hoang dâm vô độ.

+ Đời U, Lệ: Đa đoan lắm chuyện rắc rối.

+ Đời Ngũ Bá,Thúc Quý: lộn xộn, chia lìa, chiến tranh liên miên…

Điệp từ Ghét: Tăng sức mạnh cảm xúc, thái độ ghét sâu sắc của tác giả.

=> Cơ sở của lẽ ghét: thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử. Vì thế tình cảm ghét luôn đi liền với lời ca thán xót thương cho nỗi thống khổ của dân

- Lẽ thương: Đối tượng thương: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Nguyên Lượng (Đào Tiềm, Hàn Dũ, Thầy Liêm, Lạc,… Điểm chung: họ là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.

=> Bấy nhiêu con người mà Nguyễn Đình Chiểu thương ít nhiều đều có nét đồng cảnh ngộ với ông. Là một nhà nho từng nuôi chí hành đạo giúp đời, lập nên sự nghiệp công danh nhưng cuộc đời lại dồn cho nhà thơ quá nhiều bất hạnh, lại thêm thời buổi nhiễu nhương. Vì cuộc đời, vì sự an dân, mà Nguyễn Đình Chiểu tiếc thương cho những tài năng không có đất dụng võ. Đó chính là cái đẹp, cái cao cả trong tư tưởng, tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu.

=> Cơ sở của tình cảm thương : Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng. Nguyễn Đình Chiểu đã vì sự an bình của dân mà thương, mà tiếc cho những con người hiền tài không gặp thời vận để đến nỗi phải đành phui pha.

Hai tình cảm ghét thương trong một tâm hồn nhà thơ có mối quan hệ khắng khít với nhau: bởi thương dân thương người có đức nên ông căm ghét những kẻ hại dân hại người. Tóm lại lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho dân được sống yên bình hạnh phúc, những người có tài có đức có điều kiện thể hiện chí nguyện của mình.

Câu 2:

Đoạn trích nổi bật ở phép điệp và phép đối giữa hai từ “ghét” và “thương”. Chính sự đặc sắc đó đã tạo nên giá trị nghệ thuật chính cho bài thơ.

- Bài thơ đã sử dụng phép điệp từ với tần ần số sử dụng lớn: ghét 12 lần = thương 12 lần

=> Nghệ thuật điệp từ + tăng cấp + cách gọi tên: cái ghét ăn tận trong sâu thẳm của lòng người, trở thành nỗi căm thù, lời nguyền đanh sắc, quyết liệt, điệp từ thương được láy đi láy lại, mỗi lần gắn với những nhân vật nổi tiếng tài cao, đức lớn, những bậc tiên hiền, thánh nhân trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Từ đó biểu hiện sự trong sáng phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả. Thương là cội nguồn cảm xúc, ghét cũng từ thương mà ra.

- Biệp pháp đối: Ghét ghét >< thương thương; Hay ghét >< hay thương; Thương ghét >< ghét thương; lại ghét >< lại thương.

=> Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, đều hết sức nồng nhiệt. Thương ghét đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc bình dị. Yêu thương nhất mực, căm ghét đến điều.

Câu 3:

Ý nghĩa của câu “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” đó là thể hiện sự biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả. Tình cảm ghét thương cùng xuất phát từ một trái tim đa cảm. Thương là cội nguồn của cảm xúc, ghét cũng là từ thương mà ra. Thương và ghét đan cài không thể tách rời. Thương ra thương, ghét ra ghét, không mập mờ lẫn lộn, không nhạt nhòa chung chung. Yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng. Người ta biết ghét bởi người ta biết thương. Căn nguyên của nỗi ghét là lòng thương, vì thương dân nên mới ghét kẻ hại dân.

Đó là một mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời. Tình cảm đó rõ ràng, dứt khoát, nồng nàn, mãnh liệt. Thương ghét đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc bình dị.

Luyện tập:

Câu thơ trong đoạn trích thể hiện rõ nhất toàn bổ ý nghĩa và tư tưởng của cả đoạn đó là câu: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”  (phân tích thêm câu “Nửa phần lại ghét nữa phần lại thương”).

Căn nguyên của sự ghét là lòng thương, thương chính là gốc. Hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất, bổ sung và hổ trợ cho nhau. Đây chính là mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa hai tình cảm ghét-thương. Tình cảm đó rõ ràng, dứt khoát, nồng nàn, mãnh liệt. Thương ghét đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc bình dị. Yêu thương nhất mực, căm ghét đến điều. Tình cảm của con người miền Nam. 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác