Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Soạn văn lớp 11

Soạn văn bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1.Câu 1. Cảnh vật trong chuyện được miêu tả trong không gian và thời gian:

Câu 1:

Cảnh vật trong chuyền được miêu tả trong không gian và thời gian:

- Thời gian chiều tối, thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối. Đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi. Chi tiết:

+ Tiếng trống thu không để gọi buổi chiều

+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Chiều, chiều rồi.                

ð Đây là cảnh chiều tà chuyển dần vào tối đêm. Tác dụng: tạo cho người đọc cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn (thời gian nghệ thuật).

- Không gian: Tác phẩm mở đầu bằng âm thanh tiếng trống thu không gọi buổi chiều cùng những đám mây hồng ở phương Tây như hòn than sắp tàn…rồi kết thúc bằng đêm khuya, con người đi ngủ, cả phố huyện yên tĩnh và đầy bóng tối.

 Sự lựa chọn thời gian nghệ thuật này của nhà văn không phải ngẫu nhiên. Trong truyện Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam viết về một buổi sáng đầu thu, còn ở Dưới bóng hoàng lan là một trưa hè nóng nực mà dịu êm… Chọn thời điểm chiều tà chuyển vào đêm khuya cho câu chuyện tác giả tạo cho người đọc cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn. Đó là những cảm giác đẫm chất  thơ như nhiều bài thơ lãng mạn đương thời.

ð Bức tranh phố huyện: yên tĩnh, thanh bình, tuy buồn nhưng thơ mộng. Cho thấy ngòi bút của nhà văn mang đậm chất hiện thực + lãng mạn, thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.

      Phải là người gắn bó với con người và cảnh vật quê hương sâu đậm tác giả mới có thể nắm bắt được những diễn biến tinh vi và nhỏ nhẹ của thiên nhiên nơi đây.

Câu 2:

Cuộc sống và hình ảnh của người dân nơi phố huyện được tác giả miêu tả đó là:

- Mấy người bán hàng về muộn.

- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ đang hi vọng tìm kiếm chút gì cho sự sống.

- Bà cụ Thi hơi điên xuất hiện và biến mất đột ngột.

- Mẹ con chị Tí với chõng hàng nước ế ẩm và vài ba câu đối thoại rời rạc, đứt quãng..

- Chị em Liên – cảnh nhà sa sút,  đang tuổi ăn tuổi chơi làm nhiệm vụ phụ giúp mưu sinh cho gia đình nhưng ngày chợ phiên mà cũng chẳng bán được bao nhiêu, chẳng cần tính toán cũng đủ biết lời lãi chẳng là bao.

=> Con người đủ mọi lứa tuổi, lứa tuổi nào cũng nặng gánh mưu sinh, nhọc nhằn, vất vả. Cuộc sống của họ tù túng, bế tắc, tội nghiệp, nhàm chán và đơn điệu. Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện. Tất cả họ đang mong đợi một cái gì đó tươi mát thổi vào cuộc đời họ.

Thạch Lam thấy rõ cuộc sống khốn khó của những người dân nghoe, ông miêu tả bằng những trang văn mang đậm cảm xúc Nét vẽ âm thanh, ánh sáng, con người của bức tranh phố huyện tưởng chừng rời rạc, nhưng nó hoà quyện cộng hưởng trong hệ thống u buồn, trầm mặc, xót xa. Điểm thêm vào cuộc sống ấy là ngọn đèn dầu cùng bóng tối bao phủ, càng gợi sự nghèo khổ lay lắt đến tội nghiệp.

Câu 3:

Trước khung cảnh thiên nhiên đó, cả hai chị em Liên và An đều có những cảm xúc rất riêng.

- Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó: "mùi ẩm mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc "là" cái mùi riêng của đất, của quê hương này". Hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên và dường như có cả sự giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên phố huyện "tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu". Liên buồn man mác nhưng cô không thu mình lại trong nỗi cô đơn tuyệt vọng mà mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận mọi sự vật. Đồng thơi, đối với những người dân nghèo nơi phố huyện Liên cũng có cảm thông, thương yêu và trân trọng họ bởi cô hiểu rõ từng hoàn cảnh gia đình.

=> Đó là một biểu hiện của sự thức tỉnh cái tôi, là nỗi buồn trước thời gian, trước khoảnh khắc ngày tàn của một tâm hồn trẻ thơ tinh tế và nhạy cảm. Đó cũng là tình yêu thương của nhân vật đối với mảnh đất quê hương.

- Trước cảnh chợ tàn: An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm. Liên thấy động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo dù chính chị cũng không hơn gì chúng, Liên còn tinh ý nhận ra hương vị quen thuộc – mùi riêng của đất của quê hương.

 Thạch Lam sử dụng một số từ ngữ như: ngần ngại, lẳng lặng, hơi run sợ, đứng sững nhìn theo, lòng man mác, ngồi yên lặng, đôi mắt ngập đầy bóng tối... để thể hiện thế giới nội tâm tinh tế của Liên

Câu 4:

- Hình ảnh đoàn tàu trong chuyện được miêu tả: Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm. Mỗi lần xuất hiện là một lần làm tâm hồn của hai chị em Liên xao xuyến.

- Dấu hiệu đầu tiên:

+ Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc.

+ Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.

- Khi tàu đến:

+ Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.

+ Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.

- Khi tàu đi vào đêm tối:

+ Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.

+ Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

-> Đoàn tàu đã được nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua.Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm. Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: giàu sang, nhộn nhịp, đầy ánh sáng nó khác hẳn cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.

- Mục đích việc chờ tàu của chị em Liên:

+ Để bán hàng (theo lời mẹ dặn).

+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống. Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn của cuộc đời mình. Đó chính là để thay đổi cảm giác, thay đổi cái không khí ứ đọng hàng ngày-> Sự thức tỉnh cái Tôi.

+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ niệm mà chị em cô đã từng được sống.

=> Thạch Lam đã đánh thức những tâm hồn mệt mỏi và cam chịu, nâng niu, trân trọng những ước mơ cao đẹp của họ, khơi dậy ở họ niềm khát khao sống một cuộc sống đúng nghĩa.

Câu 5:

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam trong bài:

- Nghệ thuật miêu tả:

+ Tả cảnh, tả người hay kể chuyện thì tác giả đều chọn lọc tạo những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật lên nội dung của tác phẩm: miêu tả sự biến cảnh vật trong tác phẩm.

+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế và sâu sắc.

- Giọng điệu nhẹ nhàng tâm tình, thủ thỉ. Câu văn thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm.

Câu 6:

Tác phẩm là tiếng nói xót thương của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo đói cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc, không ánh sáng, không tương lai, cuộc sống như cát bụi ở phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Qua những cuộc đời đó Thạch Lam làm sống dậy những số phận của một thời, họ không hẳn là những kiếp người bị áp bức bóc lột, nhưng từ cuộc đời họ Thạch Lam gợi  cho người đọc sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.Vì vậy tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo. Trong tác phẩm, Thạch Lam đã đánh thức những tâm hồn mệt mỏi và cam chịu, nâng niu, trân trọng những ước mơ cao đẹp của họ, khơi dậy ở họ niềm khát khao sống một cuộc sống đúng nghĩa. Bằng tấm lòng nhân hậu, ông đã thấu hiểu sâu sắc thế giới tâm hồn của một cô bé mới lớn.

Luyện tập:

Câu 1:

- Nhân vật bé Liên (ngoài ra còn có bé An, bà cụ Thi, chị Tí,…)

- Liên là cô bé nhân hậu, đảm đang, nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng thương người. Diễn biến tâm trạng của Liên diễn ra với những cảm xúc mơ hồ, mong manh, tinh tế, dễ đồng cảm nhưng khó nắm bắt. Liên dù phải đối mặt với cuộc sống khó khăn nhàm chán, tù đọng nhưng rất nhân hậu và không nguôi ước mơ, khát vọng về cuộc đời ngày mai tươi sáng hơn. Đây là nhân vật hiện thực, cũng là một mảnh hồn của Thạch Lam đậm đà chất lãng mạn, chất nhân văn. Chi tiết nghệ thuật: đoàn tàu, bóng tối, ánh sáng, cảnh chợ chiều,…

- Ý nghĩa biểu tượng của đoàn tàu: Là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm. Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: giàu sang, nhộn nhịp, đầy ánh sáng nó khác hẳn cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.

Câu 2:

Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ:

- Tác phẩm vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.

+ Yếu tố hiện thực: phản ánh cuộc sống tàn tạ, tù túng của những kiếp người lam lũ, quẩn quanh, không ánh sáng, không tương lai trong xã hội cũ.

+ Yếu tố lãng mạn: thể hiện khát vọng của những con người bình thường, bé nhỏ được sống dù chỉ trong phút giây với một thế giới khác đầy đủ, tươi sáng hơn.

=> “Hai đứa trẻ” là bài ca quê hương, bài ca về thiên nhiên đất nước.

- Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc).

- Ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính biểu cảm

- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác