Bài 9 trang 97 Sách bài tập (SBT) Sinh 11 - Bài tập có lời giải
Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật
Lời giải .
Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật :
- Về cơ quan sinh sản :
+ Từ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
+ Từ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt : cá thể đực và cá thể cái (đơn tính).
- Về phương thức sinh sản :
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác suất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phối), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ quan sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể
- Về bảo vệ phôi và chăm sóc con :
Càng lên cao theo bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
+ Từ trứng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến bớt lệ thuộc.
+ Từ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của các thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.
Bài 10 trang 98 Sách bài tập (SBT) Sinh 11 - Bài tập có lời giải
Có thể điều hoà sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào ?
Lời giải .
Quá trình sinh sản ở động vật diễn ra bình thường nhờ động vật có cơ chế điều hoà sinh sản. Cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng.
Quá trình sinh tinh và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các nhân tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. Tuyến nội tiết tăng hay giảm tiết hoocmôn sinh dục đều tác động trực tiếp lên quá trình sinh tinh trùng ở tinh hoàn và sinh trứng ở buồng trứng.
Hệ thần kinh chi phối quá trình sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ nội tiết, trong khi đó các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Bài 11 trang 99 Sách bài tập (SBT) Sinh 11 - Bài tập có lời giải
Cho biết tên các hoocmôn ảnh hưởng lên quá trình phát triển, chín, rụng trứng và tác động của chúng đến quá trình trên.
Lời giải .
- Các hoocmôn tham gia điều hoà sản sinh trứng là hoocmôn FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
- FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hạt bao quanh tế bào trứng, nang trứng sản xuất ra ơstrôgen).
- LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmôn prôgestêron và ơstrôgen. Hai hoocmôn này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.
Bài 12 trang 99 Sách bài tập (SBT) Sinh 11 - Bài tập có lời giải
Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêron hoặc prôgestêron + ơstrôgen tổng hợp) có thể tránh thai. Tại sao?
Lời giải .
Uống viên thuốc tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoocmôn này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được việc mang thai.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 99, 100 chương IV Sinh sản Sách bài tập (SBT) Sinh 11. Câu 13: Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như thế nào ?...
Giải bài tập trang 101 chương IV Sinh sản Sách bài tập (SBT) Sinh 11. Câu 1: Dưới đây là sơ đồ điều hoà tạo trứng...
Giải bài tập trang 101, 102 chương IV Sinh sản Sách bài tập (SBT) Sinh 11. Câu 5: Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua có chân, và càng bị gãy sẽ tái sinh...
Giải bài tập trang 102 chương IV Sinh sản Sách bài tập (SBT) Sinh 11. Câu 9: Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức nào tiến hoá nhất ?...