Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Lịch sử 11

Giải từ bài 1 đến bài 7, bài tập từ trang 96 đến trang 99 SBT Lịch sử 11. Bài 2. Hãy nối thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp về nội dụng:

Bài tập 1 trang 96 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1.Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội (lần thứ nhất) vào ngày :

A. 20- 10- 1873.                                    B. 20- 11 - 1873.

C. 20- 12- 1873.                                     D. 20- 1 - 1874.

Trả lời: B

2. Lái buôn Giăng Đuy-puy với một đội thương thuyền nhỏ của hắn có thể ngang nhiên khiêu khích ở Bắc Kì cuối năm 1872 vì:

A. Đuy-puy có công lớn với triều đình Huế.

B. được triều đình Huế cho phép.

C. được triều đinh Mãn Thanh dung dưỡng và được thực dân Pháp ở Nam Kì sắp đặt, nhằm tạo cớ để đưa quân ra Bắc Kì

D. nhân địa phương không chống lại

Trả lời: C

3. Nguyên nhân thắng lợi trong trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 của quân dân ta là:

A. có sự chi viện rất lớn của quân đội nhà Thanh.

B. có sự chỉ đạo đúng đắn của triều đình nhà Nguyễn.

C. sự mưu trí, dũng cảm của quân đội triều đình do Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, phối hợp với cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các địa phương.

D. quân Pháp khống thông thuộc địa hình.

Trả lời: 

4. Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ hai nằm 1882 là :

A. Triều đinh Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh (Trung Quốc), vi phạm Hiệp ước 1874.

B. vì nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận trong giai đoạn phát triển lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản Pháp.

C. để trả thù cho việc Gác-ni-ê bị giết.

D. Triều đình Nguyễn không trả đủ chiến phí,cho Pháp.

Trả lời: B

5. Viên sĩ quan Pháp chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội lần thứ hai (25-4-1882) là

A. Gác-ni-ê.                             B. Bô-na.          

C. Gio-nuy-i.                            D. Ri-vi-e.

Trả lời: D 


Bài tập 2 trang 97 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 2: Hãy nối thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp về nội dụng:

 A: Mốc thời gian                             B: Nội dung lịch sử 

1. Ngày 20-11-1873

 

a, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Patơnốt

2. Ngày 21-12-1873

 

b, Quân Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội

3. Ngày 15-3-1874

 

c, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Hácmăng

4. Ngày 3-4-1882

 

d, Quân Pháp tấn công và chiếm được thành Hà Nội lần thứ hai

5. Ngày 25-4-1882

 

e, Trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy thắng lợi, Gác-ni-ê bị tiêu diệt

6. Ngày 25-8-1883

 

g, Triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

7. Ngày 6-6-1884

 

h, Quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất

Trả lời

1- h                                3- g                        5- b             7- a

2- e                               4- d                         6- c


Bài tập 3 trang 97 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 3: Hãy nối thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp về nội dụng:

 
  A: Mốc thời gian                           B: Nội dung lịch sử

1.Hiệp ước Giáp Tuất 1874

 

a, Gồm 19 điều khoản căn bản dựa trên Hiệp ước Hácmăng, nhưng được sửa chữa một số điểm nhằm xoa dịu dư luận.

2.Hiệp ước Hácmăng 1883

 

b, Gồm 22 điều khoản với nội dung triều đình Huế chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Chúng được quyền kiểm soát, đi lại buôn bán ở Việt Nam

3.Hiệp ước Patơnốt 1884

 

c, Toàn bộ Nam Kì ra đến Bình Thuận là thuộc địa của Pháp, Bắc Kì cộng với Thanh- Nghệ- Tĩnh là đất bảo hộ của Pháp. Phần còn lại của Trung Kì cho triều đình Huế quản lí.

 
Trả lời:

1- b

2- c

3- a


Bài tập 4 trang 98 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 4: So sánh hệ quả của hai bản hiệp ước 1862 và 1874.

Trả lời:

Hiệp ước 1862

Hiệp ước 1874

-Triều Nguyễn mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước

- mở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn

-bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn, nghèo hơn

=>Triều Nguyễn vì quyền lợi giai cấp đã quên đi nên độc lập dân tộc. Là cơ sở cho thực dân Pháp xâm lược lâu dài nước ta.

Đây là văn bản bán nước thứ 2 của triều Nguyễn

- triều đình mất đi vựa lúa lớn nhất của cả nước, làm cho thực lực trog nước càng yếu đi, ngược lại pháp mạnh lên, tạo điều kiện đẩy mạnh Pháo xâm lược nước ta

- triều đình mất 1 phần quan trọng về lãnh thổ ngoại giao, thương mại

 


Bài tập 5 trang 98 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 5: Hãy điến vào bảng sau vế những âm mưu của thực dân Pháp và duyên cớ mà chúng lợi dụng để tiến hành các cuộc tấn công Bắc Kì. 

Cuộc tấn công

Âm mưu

Duyên cớ

Lần thứ nhất (1873)

 

 

Lần thứ hai (1882)

 

 

Trả lời: 

 

Cuộc tấn công

Âm mưu

Duyên cớ

Lần thứ nhất (1873)

 Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.

Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

Lần thứ hai (1882)

Xâm lược toàn bộ Việt Nam để giải quyết vấn đề nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận trong giai đoạn phát triển lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản Pháp.

 

Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì.


Bài tập 6 trang 99 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 6: Tại sao nói Hiệp ước 15-3-1874 (Giáp Tuất) là hàng ước lần thứ hai của triều đình Huế ?

Trảlời:
Hiệp ước 1862 được coi là hiệp ước hàng lần 1 của triều đình Huế. Đến 1974 sau khi Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.

-Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận.

- Pháp hoảng hốt, tìm cách thương lượng với triều Huế kí Hiệp ước 1874. Theo đó, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.

=> Phong trào đấu tranh đang thuận lợi mà triều đình lại thoả hiệp với Pháp =>Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.


Bài tập 7 trang 99 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 7: Hãy điến hệ thống kiến thức về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

Giai đoạn

Diễn biến chính (tóm lược)

 

 

Tên nhân vật tiêu biểu

1858- 1862

 

 

1863- trước 1873

 

 

1873-1884

 

 

Trả lời:

Giai đoạn

Diễn biến chính (tóm lược)

 

 

Tên nhân vật tiêu biểu

1858- 1862

- Năm 1858, khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân ta anh dũng chống Pháp, làm thất bại bước đầu âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng phải rút quân vào Gia Định.

- Năm 1859, khi Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã, các dội dân binh chiến đấu dũng cảm, làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" cùa Pháp.

- Năm 1861, khi Đại đồn Chí Hoà thất thủ, ba tỉnh miền Đông Nam Kì bị Pháp chiếm, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.

-Nguyền Tri Phương

 

 

 

-Dương Bình Tâm

 

-Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy, Nguyẽn Trung Trực...

 

1863- trước 1873

- 1862 - 1864, triểu đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh song phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn phát triển mạnh với các phong trào tiêu biểu như khởi nghĩa Trương Định...

-Từ năm 1867, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân tiếp tục dâng cao với nhiều hình thức: bất hợp tác, khởi nghĩa vũ trang... Do lực lượng chênh lệch nên các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại.

 

-Trương Định

 

 

 

-Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyên Hữu Huân

 

1873-1884

- Năm 1873, Pháp đánh Bắc Kì lẩn thứ nhất, quân dân ta đã bất hợp tác với địch.

-Ngày 21-12-1873, quân dân ta đánh thắng trận Cầu Giấy lần thứ nhất, giết chết chỉ huy, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.

-  Năm 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.

-Ngày 19-5-1883, quân dân ta đánh tháng trận Cầu Giấy lần thứ hai, giết chết chi huy, giáng đòn nặng nề vào tinh thần quân Pháp.

- Năm 1883, khi triều đình đã đầu hàng Pháp, cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm khởi nghĩa tiếp tục hình thành.

- Nguyên Tri Phương, Nguyễn Lâm

 

- Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phú, Hoàng Diệu

 

-Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện...


Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác