Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.3 trên 6 phiếu

Soạn văn lớp 7

Soạn văn lớp 7 bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu 1.Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để:

I. Dấu chấm lửng:

1. Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để:

a. Biểu thị phần liệt kê tương tự, không viết ra.

b. Tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người nói.

c. Bất ngờ của thông báo.

2. Công dụng của dấu chấm lửng:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

II. Dấu chấm phẩy:

1. Dấu chấm phẩy dùng để:

a. Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của câu ghép.

Có thể thay bằng dấu phẩy và nội dung của câu không bị thay đổi.

b. Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp.

Không thể thay bằng dấu phẩy vì:

+, Các phần liệt kê sau dấu phẩy không bình đẳng với các phần nêu trên.

+, Nếu thay dễ bị hiểu lầm.

2. Công dụng của dấu chấm phẩy:

- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

III. LUYỆN TẬP:

1. Dấu chấm lửng dùng để:

a. Biểu thị sự sợ hãi, lúng túng.

b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở.

c. Biểu thị phần liệt kê không viết ra.

2. Công dụng của dấu chấm phẩy:

a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

b. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

c. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

3. Viết đoạn văn: có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

“Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh cho ta biết “Xứ Huế là một nơi nổi tiếng với các điệu hò”: hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo, ru con. Bên cạnh các điệu hò, tác giả còn giới thiệu với chúng ta các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam…Và nếu các điệu hò mang âm điệu mênh mang, da diết thì các điệu lí mang âm điệu vui nhộn, thể hiện tình yêu và sự hòa mình của người Huế với thiên nhiên. Không dừng lại ở việc giới thiệu các làn điệu dân ca và hò xứ Huế, tác giả còn mời gọi ta đến thuyền rồng trên sông Hương. Ở đó, hồn người và lòng người hòa vào làm một. Đặc biệt, khi thưởng thức ca Huế, ta còn được ngắm nhìn những ca công trẻ ăn mặc theo đúng lễ nghĩ: nam áo the quần thụng, khăn xếp; nữ áo dài, khăn đóng, duyên dáng. Tất cả tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt chỉ có Huế mới có. 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me