Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.8 trên 8 phiếu

Giải bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo

CHƯƠNG VIII. TAM GIÁC - TOÁN 7 CTST

Giải bài tập trang 66 Bài 4 Đường vuông góc và đường xiên sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 4 Quan sát Hình 10. Tìm đoạn ngắn nhất trong các đoạn BA, BM, BC.

Bài 1 trang 66 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

a) So sánh các góc của tam giác ABC có AB = 4 cm, BC = 7 cm, AC = 6 cm.

b) So sánh các cạnh của tam giác ABC có \(\widehat A\)\( = {50^o}\),\(\widehat C\)\( = {50^o}\).

Lời giải:

a) Theo đề bài ta có AB = 4cm, BC = 7cm, AC = 6cm

Có góc đối diện với cạnh AB là góc C, góc A đối diện với cạnh BC, góc B đối diện với cạnh AC

Theo định lí về góc đối diện với cạnh lớn hơn thì lớn hơn ta có :

\( \Rightarrow \widehat A > \widehat B > \widehat C\)

b)

Vì \(\widehat{B}=\widehat{C}\) nên tam giác ABC cân tại A

\( \Rightarrow AB = AC\)

Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác ABC, có:

\( \Rightarrow \widehat A = {180^o} - {100^0} = {80^o}\)

\( \Rightarrow \widehat A > \widehat B;\widehat C\)

\( \Rightarrow BC\) là cạnh lớn nhất tam giác ABC

Theo định lí về góc đối diện cạnh lớn hơn thì lớn hơn

Bài 2 trang 66 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Cho tam giác ABC có \(\widehat A = \)\({100^0}\),\(\widehat B\)\( = {40^o}\).

a) Tìm cạnh lớn nhất của tam giác ABC.

b) Tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao?

Lời giải:

a) Theo định lí tổng 3 góc trong tam giác, ta có:

\( \Rightarrow \widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^o}\)

\( \Rightarrow \widehat C = {180^o} - {100^o} - {40^o} = {40^o}\)

\( \Rightarrow \widehat A > \widehat C\) và \(\widehat A > \widehat B\)

\( \Rightarrow \) BC là cạnh lớn nhất của tam giác ABC do đối diện với góc A

b) Xét tam giác ABC có:

 \(\widehat C = \widehat B = {40^o}\)( chứng minh a )

\( \Rightarrow \) ABC là tam giác cân

Bài 3 trang 66 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Cho tam giác ABC vuông tại A có \(\widehat B > {45^o}\)

a) So sánh các cạnh của tam giác

b) Lấy điểm K bất kì thuộc đoạn thẳng AC. So sánh độ dài BK và BC.

Lời giải:

a) Vì tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat{A}=90^0; \widehat{B}+\widehat{C}=90^0\)

Vì \(\widehat B > {45^o} \Rightarrow \widehat C < {45^o} \Rightarrow \widehat A > \widehat B > \widehat C \Rightarrow BC > AC > AB\)

b) Vì \(\widehat {BKC}\) là góc ngoài tại đỉnh K của tam giác ABK nên \(\widehat {BKC}>\(\widehat {BAK}=90^0\)

Xét tam giác BCK, ta có :

\(\widehat {BKC} > {90^o} > \widehat {BCK}\)

\( \Rightarrow BC > BK\) ( quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác)

Bài 4 trang 66 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Quan sát Hình 10.

a) Tìm đoạn ngắn nhất trong các đoạn BA, BM, BC.

b) Tìm đoạn ngắn nhất trong các đoạn MA, MN, MB.

c) Chứng minh rằng MA < BC.

Lời giải:

a) BA là đường vuông góc; 

BM và BC là các đường xiên kẻ từ B đến đường thẳng AC

Ta được đường ngắn nhất là đường thẳng vuông góc nên BA là đoạn ngắn nhất.

b) Tương tự câu a

MA là đường vuông góc; 

MN và MB là các đường xiên kẻ từ M đến đường thẳng AB

Ta được đường ngắn nhất là đường thẳng vuông góc nên MA là đoạn ngắn nhất.

c) Xét tam giác ABC vuông tại A

\( \Rightarrow \widehat A = {90^o}\)\( \Rightarrow \)A là góc lớn nhất tam giác ABC

\( \Rightarrow \) BC > AC ( định lí về góc đối diện và cạnh )

Vì M nằm giữa AC nên AM < AC

\( \Rightarrow \) AM < AC < BC

Vậy AM < BC

Bài 5 trang 66 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Trong Hình 11a, ta gọi độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b.

a) Một thanh nẹp gỗ có hai cạnh song song (Hình 11b). Chiều rộng của thanh nẹp gỗ là khoảng cách giữa hai cạnh đó. Hãy cho biết có phải chiều rộng của thanh nẹp gỗ là khoảng cách ngắn nhất từ một điểm trên cạnh này dến một điểm trên cạnh kia không.

b) Muốn đo chiều rộng của thanh nẹp, ta phải đặt thước như thế nào ? Vì sao?

Lời giải:

a) Chiều rộng của thanh nẹp gỗ là khoảng cách giữa hai cạnh của thanh nẹp gỗ nên chiều rộng của thanh nẹp gỗ là đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh đó.

Do đó chiều rộng của thanh nẹp gỗ là khoảng cách ngắn nhất từ một điểm trên cạnh này đến một điểm trên cạnh kia.

b) Do chiều rộng của thanh nẹp gỗ là độ dài đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh của thanh nẹp gỗ nên ta cần đặt thước sao cho thước vuông góc với hai cạnh của thanh nẹp.

Ta có hình vẽ sau:

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 70 SGK Toán 7 tập 2 - CTST

    Giải bài tập trang 70 Bài 5 Đường trung trực của một đoạn thẳng sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 4 Quan sát Hình 13, biết AB = AC, DB = DC. Chứng minh rằng M là trung điểm của BC.

  • Giải bài 1, 2, 3 trang 72 SGK Toán 7 tập 2 - CTST

    Giải bài tập trang 72 Bài 6 Tính chất ba đường trung trực của tam giác sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 3 Người ta muốn phục chế lại một đĩa cổ hình tròn bị vỡ chỉ còn lại một mảnh (Hình 6). Làm thế nào để các định được bán kính của đĩa cổ này?

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 75, 76 SGK Toán 7 tập 2 - CTST

    Giải bài tập trang 75, 76 Bài 7 Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 5 Cho tam giác ABC có đường trung tuyến BM bằng đường trung tuyến CN. Chứng minh rằng tam giác ABC cân.

  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 78 SGK Toán 7 tập 2 - CTST

    Giải bài tập trang 78 Bài 8 Tính chất ba đường cao của tam giác sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 4 Cho tam giác nhọn ABC có ba đường cao AB, BE, CF. Biết AD = BE = CF. Chứng minh rằng tam giác ABC đều.

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác